1, Công ty Cổ Phần SXVLXD Thuận Lộc
1, Công ty Cổ Phần SXVLXD Thuận Lộc
Triển lãm sản phẩm giới thiệu tiến bộ kỹ thuật ngành Chăn nuôi Thú y
– Cử nhân đại học Thú y có thể làm việc tại các công ty thuốc thú y, phòng khám thú y, các công ty, trại chăn nuôi gia súc – gia cầm, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, phòng xét nghiệm thú y, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y
– Chuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước, như Phòng, Sở Nông nghiệp, Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái – Mở công ty thuốc thú y, phòng khám thú y hoặc trang trại chăn nuôi của riêng mình
Thị xã Hồng Lĩnh được thành lập ngày 02 tháng 3 năm 1992, trên cơ sở của Thị trấn Hồng Lĩnh thuộc Huyện Đức Thọ và một số xã phụ cận của hai huyện: Đức Thọ và Can lộc. Với diện tích tự nhiện 58,4 km2, dân số 3,7 vạn người, cơ cấu hành chính gồm: 5 phường, 1 xã. Qua khảo sát, trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh đã có 79 tuyến đường, trong đó có 54 tuyến đường chưa được đặt tên, UBND thị xã Hồng Lĩnh đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án đặt tên bổ sung một số tuyến đường tại các phường trên địa bàn thị xã. Sau đây, Ban chỉ đạo xin tóm tắt giới thiệu thân thế, sự nghiệp một số danh nhân được chọn đặt tên đường trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh lần này như sau: Kinh Dương Vương: Theo truyền thuyết, thì thủy tổ dân tộc Việt chính là Kinh Dương Vương, húy là Lộc Tục, là bậc thánh tri, có tư chất thông minh, tài đức hơn người, sức khỏe phi thường. Kinh Dương Vương hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm 2879 - Tr.CN, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ (tên một vì sao có sắc đỏ rực rỡ). Thuở ban đầu, Kinh Dương Vương đóng đô ở Hồng Lĩnh, thuộc dãy Ngàn Hống, huyện Can Lộc (nay là thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau đó dời đô ra Ao Việt (nay thuộc thành phố Việt Trì, Phú Thọ) Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858): Tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, quê ở làng Uy Viễn (nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1820, ông đỗ giải Nguyên ở trường thi hương trấn Nghệ An, từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió, cuộc đời của ông là những thăng trầm trong sự nghiệp, ông được thăng, thưởng quan tước nhiều lần vì có công trong quân sự, kinh tế tới chức thượng thư tổng đốc, nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt. Là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam thời cận đại. Cuộc đời ông đầy những giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Trong thơ của ông luôn giàu triết lý nhân văn, nhưng cũng hóm hỉnh, chua cay, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi. Bùi Đăng Đạt (1663 - 1716): Người xã Bân Xá, huyện Thiên Lộc, đỗ tam giáp đồng tiến sỹ khoa Đinh Sửu (1697), làm quan đến chức giám sát Ngự sử, quyền giữ chức tham chính, hiến sát sứ, xứ Sơn Nam. Là một vị quan thanh liêm, chính trực, ngoài việc nước, ông luôn hướng tấm lòng về quê hương. Ông vận động nhân dân xẻ núi, đào mương lấy nước từ Khe Khỉ sau núi Thiên Tượng để tưới cho cánh đồng làng Chế. Không may việc chưa thành thì ông bị bệnh và mất. Hiện mộ phần và nhà thờ của ông tại phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Đào Tấn (1846 - 1906): Hiệu Mai Tăng, người làng Vĩnh Thanh, huyên Truy Phước, tỉnh Nghĩa Bình, đậu cử nhân khoa Đinh Mão (1867). Làm quan đến chức Tổng đốc Nghệ Tĩnh. Ông là nhà thơ, nhà soạn tuồng nổi tiếng thời đó. Đã có công lớn trong việc nghiên cứu nghệ thuật diễn tuống. Khi mất, ông đã để lại hàng trăm bài thơ có tư tưởng yêu nước. Đặc biệt ông có công lớn trong việc trùng tu, tôn tạo ngôi chùa cổ Thiên tượng trên địa bàn phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh. Nguyễn Khuyến (1835 - 1909): Tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, người làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tĩnh Hà Nam; có sử liệu ghi chép quê nội Nguyễn Khuyến ở xã Trung Lương (nay là phường Trung Lương) - thị xã Hồng Lĩnh - tỉnh Hà Tĩnh. Từng được triều đình Huế phong đến chức học sỹ suy quốc tử quán toản tu. Song, đứng trước cảnh nước mất, nhà tan, ông đã cáo quan về quê dạy học, làm thơ. Tác phẩm của ông để lại được tập hợp thành 2 cuốn, đó là: Quế Sơn thi văn tập và Yên Đỗ Tam nguyên quốc âm thi tập. Lê Văn Huân (1876 - 1929): Quê làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông đỗ đầu khoa thi Hương năm Bính Ngọ (1906) tại trường Nghệ (giải Nguyên). Đầu năm 1925, ông cùng một số thanh niên trí thức lập ra hội Phục Việt. Năm 1927, cải tổ thành “Việt Nam cách mạng đồng chí hội”, rồi đổi thành “Tân Việt Cách mạng Đảng”. Tháng 9/1929, ông bị giặc Pháp bắt giam ở Vinh rồi chuyển về nhà lao Hà Tĩnh, để phản đối chế độ lao tù khắc nghiệt, ông đã tuyệt thực, đến ngày thứ 7 kiệt sức, ông đã từ trần ngày 20/9/1929. Đặng Nguyên Cẩn (1867 - 1922): Quê làng Lương Điền, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông đậu Phó Bảng năm 1895, được phong làm Giáo thụ phủ Hưng Nguyên, rồi Đốc học Nghệ An, Đốc học Bình Thuận. Ông tham gia phong trào yêu nước đầu thế kỷ với chủ trương duy tân ôn hòa. Năm 1908, trong phong trào chồng sưu thuế ở Trung Kỳ, ông bị giặc Pháp bắt, đày ra Côn Đảo. Năm 1927, được tha, song với chế đồ nhà tù hà khắc đã làm ông ốm yếu, suy nhược nên ông mất vào năm 1922. Trong giới sỹ phu yêu nước, ông là người để lại nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị. Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 – 04/10/2013): Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho yêu nước. Ông là vị Đại tướng, Tổng tư lệnh, là người chỉ huy đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Tên tuổi của ông gắn với những chiến công vang dội như: Chiến tranh Đông Dương (1946–1954); chiến dịch Điện Biên Phủ vang dội địa cầu, đánh bại Thực dân Pháp; Chiến thắng mùa xuân 1975 thống nhất đất nước. Phan Huy Chú (1782 - 1840): Tự là Lâm Canh, hiệu là Mai Phong, ông sinh ra và lớn lên ở thôn Thụy Khê, thuộc huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, nay là thôn Thụy Khê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Quê gốc của ông là thôn Chi Bông, xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Tuy không đỗ đạt cao, nhưng ông vẫn nổi tiếng là người có kiến thức uyên bác, vì vậy năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng cho triệu ông vào Kinh đô cử giữ chức biên tu trường quốc tử giám ở Huế. Năm này, ông dâng lên vua bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”. Sau đó vì chán chốn quan trường nhiễu nhương, ông đã cáo bệnh xin về hưu làm nghề dạy học và soạn sách cho đến khi mất. Các tác phẩm chính của ông để lại gồm: Lịch triều hiến chương loại chí; Hoàng Việt dư địa chí, hoa trình tục ngâm; lịch đại điển yếu thâm luận... Phan Hưng Tạo (1606 - ?): Quê ở Hoa Thành, Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Cùng ông nội di cư vào làng Ngọc Sơn, huyện Thiên Lộc, nay thuộc phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh. Đậu đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân khoa Canh Ngọ, niên hiệu Khánh Đức năm thứ 2 (1650) đời vua Lê Thần Tôn. Được cử giữ chức Thái bộ tự khanh. Do có nhiều công lao trong việc đánh giặc, ông được phong tước hầu. Trong một trận đánh giặc ông đã tử trận gần quê nhà. Sau khi mất, ông được nhà vua truy phong là Tả Thị Lang, tước quận công, đồng thời cho chỉ dụ lập đền thờ cung phụng. Hiện nay, đền thờ của ông đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Nguyễn Du (1766 - 1820): Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn Lạp bộ, là nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam, ông là nhà thơ lớn ở nước ta được nhân dân gọi là “Đại thi hào dân tộc”. Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Khu lưu niệm của ông đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Nguyễn Trọng Tương (1859 - 1921): Quê làng Vân Chàng, huyện Thiên Lộc, nay thuộc phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh. Đỗ cử nhân khoa Giáp Ngọ (1894), làm quan dưới triều Nguyễn, được thăng đến chức Chưởng ấn, giám sát Ngự sử, thuộc hàng quan tứ phẩm. Là một vị quan được nhân dân thời bấy giờ đánh giá là thanh liêm, chính trực. Năm 1916, ông về hưu an trú tại quê nhà. Tuy tuổi cao, sức yếu, song cụ vẫn mở trường dạy học giúp cho nhiều học sinh nghèo có cơ hội được theo đòi nghiên bút. Hiện đền thờ Nguyễn Trọng Tương đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Phan Huy Ích (1551 – 1822) : Tự là kiêm thụ phủ Chi Hoà, hiệu là Dụ Am, Đức Hiên. Quê ở làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quy, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch Liên, huyện Lộc Hà). Ông là người có công lớn trong việc giúp nhà Tây Sơn đánh thắng quân xâm lược nhà Thanh. Dưới triệu Tây Sơn ông được phong đến chức thượng thư bộ lễ. Sau khi nhà Tây Sơn suy vi ông trở về quê dạy học. Ông mất ngày 20/2 năm Nhâm Ngọ. Sử Đức Huy (1360 - 1430): Ông đỗ trạng nguyên năm Tân Dậu, triều Trần Duệ Tông (1381). Vào lúc xã hội đương thời rối ren Ông không ra làm quan mà cùng cha mình là Sử Huy Nhan lên vùng Hương Sơn lập trại. Về sau Ông theo nghĩa quân Lê Lợi chống ách đô hộ của nhà Minh. Sau khi thắng lợi ông được cử giữ chức Hàn lâm viện sử quán. Để ghi nhớ công ơn khi mất ông cùng cha của mình được nhân dân lập đền thờ tại quê nhà (làng Ngọc sơn, nay là tổ dân phố Ngọc sơn, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh) gọi là đền Song Trạng. Hiện nay đền thờ hai Ông đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia. Xuân Diệu (1916 - 1985): Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh ra tại gò Bồi, thôn Tùng Giảng, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”, ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa vào cuốn thi nhân Việt Nam, từng là thành viên của Tự lực văn đoàn và là một trong những chủ soái của phong trào “thơ mới”. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ (1938), gửi hương cho gió (1945), trường ca (1945). Là cây đại thụ lớn của nên thi ca hiện đại Việt Nam, ông để lại khoảng 450 bài thơ, một số truyện ngắn và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học. Xuân Diệu từng là Đại biểu Quốc hội khóa I, ông còn được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn Lâm Nghệ thuật nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Ông đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996. Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984): Quê tại thôn Tiền Bạt, xã Trang Tiết, huyện Thạch Hà (nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh). Ông là một danh hoạ trong nghệ thuật tranh lụa có số lượng trưng bày nhiều nhất tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, đại biểu quốc hội khoá III. Ông mất ngày 22/11/1984, với đóng góp của mình ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996. Nguyễn Xí (1396 – 1465): Là công thần khai quốc nhà Hậu Lê, gốc người làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có công lớn trong việc giúp Lê Lợi giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; là công thần phò tá 4 đời hậu Lê được phong đến chức thái uý. Ông mất năm 1465, thọ 65 tuổi, được truy tặng là Thái Sư, thụy là nghĩa vũ. Nguyễn Văn Giai (1553 - 1628): Người thôn Phù Lưu Trường, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang (nay là xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1580, thi hội ông đậu Đệ Nhị giáp tiến sĩ xuất thân, rồi vào thi đình ông đậu luôn Đình nguyên giáp tiến sĩ, là vị Tam nguyên đầu tiên của thời Lê Trung Hưng, ông được phong đến chức Tể Tướng, tước Thái bảo, Quận công. Là một trong những công thần khai quốc, nổi tiếng chính trực và biết giữ nghiêm pháp luật triều đình, có công giúp vua bình định nhà Mạc, ông đồng thời cũng là một nhà thơ. Tuy số lượng thơ để lại không nhiều, song nhiều bài thơ của ông có triết lý thâm thúy về mọi sự ở đời và cái cười trào lộng. Hà Tôn Mục (1653 - 1707): Hay còn gọi là Hà Tông Mục, tự Hậu Như, có các hiệu Thuần Như, Chuyết Trai, Đôn Phủ. Ông quê ở làng Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc (nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc) tỉnh Hà Tĩnh. Hà Tôn Mục đỗ tiến sĩ năm 1688, lại đỗ đầu kỳ thi ứng chế, tức kỳ thi dành cho các tiến sĩ ở điện Vạn Thọ với đầu bài do chính vua ra. Mấy năm sau, ông lại đỗ khoa Đông Các, khoa thi đặc biệt chỉ dành cho những người đã đỗ tiến sĩ và đang làm quan và được cử giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Lê. Năm 1699, nhà Thanh xâm lấn Bảo Lạc (Cao Bằng), Hà Tôn Mục và Nguyễn Hành đã đẩy lui được quân Thanh trong cuộc đấu tranh ngoại giao với Sầm Trì Phượng. Năm 1703, ông đi sứ sang Trung Quốc. Vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ được hòa hiếu giữa hai nước, vua Khang Hy hết sức cảm phục, tặng cho một bức đại tự do chính Khang Hy viết ba chữ "Nhược xung hiên" (nghĩa là khiêm nhường, trí tuệ, chí khí cao cả), khắc gỗ và sơn son. Bức đại tự này hiện còn giữ tại đền thờ Hà Tông Mục ở quê ông. Hà Tông Mục cũng là một trong các tác giả của “Đại Việt sử ký tục biên”. Võ Liêm Sơn (1888 – 1949): Hiệu Ngọc Am, quê tại xã Hữu Ngoại (nay là xã Thiên Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông vừa là một nhà giáo, nhà văn và là nhà Cách mạng. Năm 1926 ông gia nhập Tân Việt cách mệnh đảng, năm 1944 ông tham gia Mặt trận Việt Minh. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông về quê tham gia kháng chiến tại Hà Tĩnh. Ông được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà bổ nhiệm làm Trưởng ban tuyên truyền kháng chiến, Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến đồng thời được cử làm Chủ tịch Mặt trận Liên việt. Ông mất ngày 22/12/1949. Huy Cận (1919 - 2005): Tên khai sinh là Cù Huy Cận, ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh). Tháng 8/1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời đi vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông. Ông từng được bầu giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ như: Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam,... Tháng 6/2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới. Các tác phẩm chính của ông để lại gồm: Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), đất nở hoa (1960),... Hoàng Ngọc Phách (1896 - 1973): Hiệu là Song An, quê ở làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Tham gia các phong trào cách mạng trước tháng 8/1945. Sau cách mạng tháng Tám được cử nhiều chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục nước nhà. Ông là nhà văn nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết “Tố Tâm” viết năm 1922. Ngoài ra, ông còn để lại khá nhiều tác phẩm như: Thời thế với văn chương (1941); văn thơ Nguyễn Khuyến (1957); Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng (1958). Phan Đình Giót (1922 - 1954): Quê xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1950, anh xung phong vào bộ đội chủ lực, tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ. Chiều ngày 13/3/1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt cứ điểm Him Lam, mặc dầu bị thượng nặng, song ông vẫn xung kích tiêu diệt lô cốt địch. Pham Đình Giót đã lao cả thân mình vào bịt lỗ châu mai, làm cho hỏa điểm của địch bị dập tắt, giúp cho đồng đội của ông xung phong tiêu diệt cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 03/8/1955, Phan Đình Giót được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phan Đình Phùng (1847 - 1895): Hiệu là Châu Phong, người làng Đông Thái, nay là xã Đức Phong, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông đậu đình nguyên tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1877). Khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Hà Tĩnh, ông triệu tập Phan Đình Phùng ra và cử giữ chức hiệp thống quân vụ, lãnh đạo quân Cần Vương chống Pháp ở ba tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Bản thân ông cũng tổ chức khởi nghĩa 2 huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh). Tuy phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng gian khổ, ông vẫn duy trì cuộc kháng chiến trong 10 năm, được nhân dân và quân sĩ tin yêu, ủng hộ. Ông bị thương trong một trận đánh và mất năm 1895. Lê Văn Thiêm (1918 - 1991): Quê quán tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Đức năm 1945 về giải tích phức và cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại đại học Juric - Thụy Sĩ. Năm 1949, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã từ bỏ địa vị khoa học của mình để về nước tham gia vào cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc. Ông được giao nhiệm vụ xây dựng trường khoa học cơ bản và trường sư phạm cao cấp và được cử giữ chức hiệu trưởng của hai trường này. Ông là viện trưởng đầu tiên của viện toán học, chủ tịch đầu tiên của Hội toán học Việt Nam, là người có công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển nên toán học nước nhà. Ông được nhà nước ta truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996. Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997): Quê ở làng Gôi Vị bên bờ sông Ngàn Phố, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1941, ông tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa và bác sĩ các bệnh nhiệt đới tại Pháp nhưng do thế chiến thứ 2 bùng nổ, ông không thể về nước. Tuy nhiên, ông đã dày công nghiên cứu và quảng bá văn hóa Việt Nam, phản đối chiến tranh của thực dân Pháp và Hoa Kỳ tại Đông Dương. Ông là người lãnh đạo phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp, thường xuyên viết bài phê phán chủ nghĩa thực dân tại Pari. Năm 1963, ông về nước sáng lập và chủ biên tạp chí đối ngoại. Năm 1984, ông sáng lập và làm giám đốc trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và bệnh tâm lý. Ông là người yêu nước nồng nàn, có nhiều tư tưởng tiến bộ về chính trị, văn hóa và giáo dục. Ông được nhà nước trao tặng huân chương độc lập hạng nhất, được truy tặng giải thưởng nhà nước cho cuốn “Việt Nam một thiên lịch sử”. Lê Thước (1900-1975) : Quê làng Lạc Thiện (tức Trung Lễ), nay thuộc xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ. Đỗ giải nguyên khoa thi hương Mậu Ngọ (1918) trường Nghệ An, năm 1921 tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư phạm Hà Nội, được bổ làm Giáo sư trường Quốc học Vinh ( Nghệ An ) về các môn Pháp văn, Việt văn và Lịch sử. Từ năm 1945 tham gia cuộc khởi nghĩa kiến quốc, là: Uỷ viên Trung uơng Mặt trận Liên Việt, làm việc ở ban Tu thư bộ Giáo dục và ở Vụ Bảo tồn Bảo tàng Bộ Văn hoá. Trong cuộc đời dạy học, nghiên cứu văn hoá dân tộc, ông đã biên soạn thơ văn Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Tế Xương và nhiều tài liệu lịch sử dân tộc. Nguyễn Đình Tứ (1932 – 1996): Quê ở xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Là một nhà khoa học, GS, TS Nguyễn Đình Tứ từng giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban khoa giáo Trung ương. Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII ông được bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị. Ông qua đời sau một cơn bệnh đột ngột vào ngày 28/6/1996. Năm 2000 ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ. Tháng 7/2007 ông được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Nguyễn Hằng Chi (1884-1908) : Quê ở làng Ích Hậu, nay thuộc xã Ích Hậu, huyện Can Lộc. Xuất thân từ một gia đình Nho học yêu nước, nên từ sớm tham gia vào các hoạt động xã hội truyền bá tư tưởng dân chủ, đọc sách báo mới, liên lạc với các sỹ phu trong phong trào Duy Tân. Khi khởi phát phong trào chống thuế của nhân dân Quảng Nam, chính ông đã gủi tờ thông tri đến các huyện gọi dân chúng hưởng ứng và phong trào lại nổi lên ở Hà Tĩnh, tự thân ông dẫn đầu đoàn biểu tình kéo tận vào thị xã Hà Tĩnh chất ván viên tuần phủ, đòi chính quyền giảm sưu thuế cho dân. Ông bị kẻ địch bắt và kết án tử hình. Phan Đăng Lưu (1901 - 1941): Quê quán: Xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tham gia hoạt động cách mạng từ rất sơm, năm 1928, tại Đại hội thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, ông được bầu làm ủy viên Thường vụ Tổng bộ phụ trách tuyên huấn. Năm 1939, được bầu bổ sung vào BCH Trung ương ĐCS Đông Dương, được phân công chỉ đạo phong trào Nam bộ. Bị giặc bắt vào ngày 22/11/1940, bị kết án tử hình và bị xử bắn vào ngày 26/8/1941. Nguyễn Huy Oánh (1713 – 1789): Tự Kinh Hoa, Hiệu Liêu Trai. Quê ở làng Trường Lưu, Tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, tỉnh Nghệ An (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Làm quan đến chức thượng thư bộ hộ. Năm 1783 ông cáo lão về trí sĩ tại quê nhà mở trường dạy học, học sinh của ông có nhiều người đổ đạt thành tài. Ông mất ngày 02/6/1789 tức ngày 9/5 năm Kỷ Dậu. Đặng Tất (? - 1409): Ông sinh ra và lớn lên tại làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, Nghệ An châu (nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông thi đậu thái học sinh thời nhà Trần, được bổ làm tri phủ Hóa Châu. Tháng 11/1407, tôn thất nhà Trần là Trần Ngỗi xưng đế, tức là Giản Định đế, lập ra nhà Hậu Trần, khởi binh chống quân Minh. Đặng Tất bèn giết quan lại nhà Minh ở Hóa Châu và mang quân theo Trần Giản Định đế, được phong làm quốc công, ông đã giúp Giản Định đế đánh bại quân Minh ở trận đại chiến Bô Cô. Tuy nhiên, do bất đồng về sách lược, vua Giản Định nghe theo lời dèm pha đã sai người giết chết Đặng Tất. Năm 1428, Lê Lợi sau khi đánh xong quân Minh đã ban chiếu cho 2 cha con ông (cùng Đặng Dung) biển vàng 8 chữ: “Tiết liệt cương trung - trung thần hiếu tử”, truy phong Đặng Tất làm đại quốc công, khuông quốc đại vương, thượng đẳng tôn thần và cho lập đền thờ tại quê hương, giao cho huyện xã hàng năm cúng tế. Đặng Thai Mai (1902 - 1984): Sinh ra tại làng Lương Điền, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông bắt đầu tham gia hoạt động văn hóa thời kỳ mặt trận dân chủ (1936 - 1939). Sau cách mạng tháng 8 thành công ông làm công tác giảng dạy ở bậc đại học. Năm 1946 ông được bầu vào Đại biểu Quốc hội khóa I, đồng thời được cử giữ chức bộ trưởng bộ Giáo dục trong chính phủ liên hiệp kháng chiến. Là nhà văn, nhà giáo, nhà phê bình văn học, bất kỳ ở lĩnh vực nào ông đều có những đóng góp to lớn. Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới. Lê Ninh (1857 - 1886): Hiệu là Mạnh Khang, người làng Trung Lễ, nay là xã Đức Trung, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Lớn lên lúc vận nước nguy nan, ông không theo lối khoa cử để đi thi, mà chú ý luyện tập võ nghệ để cứu nước. Ông đã đem của cải trong nhà để chiêu mộ hào kiệt khắp nơi, biến nhà mình thành đại bản doanh của nghĩa quân. Năm 1885, khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, ông là người đầu tiên ở Nghệ Tĩnh đứng lên ứng nghĩa, phối hợp với nghĩa quân Phan Đình Phùng giết giặc. Ông chiến đấu bền bỉ, anh dũng, nhưng bị bệnh nặng, qua đời năm 1886. Trịnh Khắc Lập: Quê ở xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Là một nhà chí sỹ yêu nước, từng tham gia phong trào Cần vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo, thành viên hội Duy Tân do Phan Bội Châu khởi xướng. Năm 1908 cùng với Nguyễn Hằng Chi, ông là một trong những người khởi xướng lãnh đạo cuộc bạo động chống sưu thuế ở Hà Tĩnh, bị giặc pháp bắt và xử chém tại huyện lỵ Nghi Xuân vào cuối năm 1908. Ông đã để lại tấm gương trung liệt vì dân, vì nước cho muôn đời con cháu mai sau. Nguyễn Tuấn Thiện (1401-1494): Cũng gọi là Lê Thiện. Quê ở làng Phúc Dậu, nay là xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn. Xuất thân trong một gia đình nghèo, sống bằng nghề làm ruộng, mồ côi cha từ nhở, cần cù làm ăn nuôi mẹ. Khi lớn lên có sức khoẻ chí lớn tụ tập lực lượng trong vùng tập luyện võ nghệ, bảo vệ xóm làng. Khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào vùng Hương Sơn, ông đem lực lượng tham gia và lập nhiều chiến công chống giặc Minh. Tục truyền Lê Lợi kết nghĩa anh em với Nguyễn Tuấn Thiện và sau thắng lợi ông được ban họ Lê, tức là Lê Tuấn Thiện. Nguyễn Biên ( Thế kỷ XIV): Người làng Phù Lưu Thượng, nay là xã Hồng Lộc, huyện Can Lộc. Đi vào lập cư ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên. Tại đây ông tổ chức lực lượng chống giặc Minh trước khi lực lượng nghĩa quân Lam Sơn tiến về phía Nam, thời gian liền sau khởi nghĩa của Trần Ngỗi - Trần Quý Khoáng (1407-1414) và liền trước khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428). Căn cứ đặt tại Động Choác( núi Kình Thốc, nay thuộc xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên), sở chỉ huy đặt tại Kẻ Cấm (nay thuộc xã Cẩm Hưng). Nghĩa quân ngày một lớn mạnh, uy hiếp các lỵ sở đô hộ và tiêu diệt các cuộc hành quân đàn áp của địch, cuối cùng giải phóng và làm chủ hai huyện Kỳ La và Hà Hoa (nay là 2 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh). Sau rời Sở chỉ huy từ Kẻ Cấm về làng Cát Thiên (nay thuộc xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên), biến vùng thung lũng quanh căn cứ Động Choác thành ruộng đồng cung cấp lương thực cho nghĩa quân. Về sau, khi Lê Lợi tiến vào giải phóng Nghệ An, nghĩa quân của Nguyễn Biên gia nhập nghĩa quân Lam sơn. Ngày nay quanh vùng Động Choác còn nhiều vết tích về cuộc khởi nghĩa. Đền Thượng Tướng ( xã cẩm Huy) thờ Nguyễn Biên, phần mộ ông cũng được toạ lạc trong nền đền. Hà Huy Tập (1902 - 1941): Quê ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng bí thư của Đảng thời kỳ 1936 - 1938. Ngày 30/3/1940 ông bị địch bắt, bị kết án 5 năm tù, sau thực dân Pháp đổi thành án tử hình. Trước tòa ông dõng dạc tuyên bố “ Tôi chẳng có gì phải hối tiếc, nếu còn sống tôi sẽ tiếp tục hoạt động”. Ngày 28/8/1941 ông bị xử bắn tại sở Rác (nay là bệnh viện Hóc Môn - TP Hồ Chí Minh). Phạm Hồng Thái (1895 - 1924): Sinh tại xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tham gia cách mạng từ rất sớm, năm 1924 tham gia tổ chức Tâm Tâm Xã, được giao nhiệm vụ giết tên toàn quyền Mec - lanh (Merlin) để gây tiếng vang cho cách mạng Việt Nam. Tuy Mec - lanh chỉ bị thương nhẹ, đồng chí phải hy sinh, nhưng tiếng bom Phạm Hồng Thái thực sự đã thức tỉnh lòng yêu nước của hàng vạn đồng bào. Trần Nhân Tông (1258 - 1308): Là vị vua thứ 3 thời nhà Trần, ông là người đã lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, sử sách ca ngợi ông là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử dân tộc, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược lần thứ 2 và lần thứ 3. Đội Cung (? - 1941): Tên thật là Trần Công Cung, quê ở Long Trì, huyện Kỳ Anh (nay là xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), ông sinh ra ở Đông Sơn, Thanh Hóa. Từ nhỏ được một người họ Nguyễn nuôi nên lấy tên là Nguyễn Văn Cung, khi trưởng thành, ông tham gia lực lượng lính khố xanh tại Nghệ An và thăng dần lên chức Đội. Khi thực dân Pháp có ý định điều một số đội lính khố xanh tại Nghệ An sang chiến đấu tại Lào, các binh sĩ tại đây đã hoang mang và bất mãn. Đêm 13/01/1941, ông cùng 11 lính đồn Chợ Rạng tiến về Đô lương giết viên đồn trưởng đồn Đô Lương rồi cùng 25 lính ở đây tiến về Vinh ngay trong đêm đó với mục đích chiếm Trại Giám Binh thành Nghệ An và sau đó phát triển ra các nơi khác. Do bị lộ nên không chiếm được trại Giám Binh ở Vinh. Nghĩa binh bị đàn áp, binh biến chấm dứt. Riêng Đội Cung thoát được lẩn trốn một thời gian, nhưng do có chỉ điểm nên một tháng sau ông bị bắt. Ngày 25/4/1941, thực dân Pháp đã hành quyết ông cùng một số đồng chí khác ở Vinh. Ngô Quyền (898 - 944): Còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam.Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua trì vì từ năm 939 - 941. Bùi Dương Lịch (1757 – 1828): Ông sinh tại thôn Yên Hội, xã Yên Đồng, tổng Liệt Yên, huyên La Sơn, phủ Đức Thọ (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông thi đỗ Hoàng Giáp năm 30 tuổi, chưa kịp ra làm quan thì triều Lê sụp đổ. Năm 1791 ông được vua Quang Trung mời ra giúp việc biên soạn ở Viện Sùng Chính, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, không từ chối được ông đành ra nhận chức đốc học Nghệ An, rồi phó đốc học Quốc Tử Giám ở Huế nhưng chỉ sau 1 năm ông cáo quan về dạy học và soạn sách. Ông mất năm 1828, thọ 71 tuổi. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị như: Bùi gia huấn hài, ốc lậu thoại, yên hội thôn chí. Phan Bội Châu (1867 -1940): Năm 1900, ông đỗ thủ khoa giải Nguyên trường Nghệ. Năm 1904, ông thành lập hội Duy Tân chủ trương dùng vũ trang bạo động và nhờ ngoại viện để đánh đuổi giặc Pháp. Năm 1905, ông tổ chức cho 200 thanh niên yêu nước xuất dương sang Nhật học tập. Năm 1911, ông đã thành lập “Việt Nam quang phục hội”, mà tôn chỉ duy nhất là “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam”. Hội cử người về nước hoạt động đã gây nên một số vụ bạo động vũ trang nhằm lay tỉnh hồn nước. Năm 1925, Phan Bội Châu bị giặc Pháp bắt cóc đem về nước, bị đưa ra tòa án đề binh Hà Nội xét xử. Nhân dân cả nước đã bùng nổ phong trào “bãi khóa, bãi công, bãi thị”. Thực dân Pháp buộc phải tha bổng, song chúng đem cụ về Huế an trí, sống trong cảnh “cá chậu, chim lồng”, ông vẫn vươn lên, hy vọng tiếp tục hoạt động yêu nước. Ngày 29/10/1940, ông mất tại nhà tranh ở dốc Bến Ngự - Huế. Thái Kính (1478 - ?): Quê xã Kiệt Thạch, huyện Thiên Lộc, sau dời về làng Nham Xá, nay thuộc phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Tại khoa thi Tân Mùi, đời vua Lê Tương Dực, niên hiệu Hồng Thuận. Năm thứ 3 (1511), ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân. Làm quan đến chức Hữu Thị Lang bộ hình. Không chỉ có công lớn trong việc giúp vua dẹp loạn mà ông còn có công lao trong việc khai khẩn đất hoang giúp dân xây dựng làng mạc, quê hương. Ông mất không rõ năm, hiện đền thờ của ông đã được công nhận là di tich lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Lý Thường Kiệt (1019 - 1105): Tên thật là Ngô Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay), ông là người có công lớn trong việc giúp vua chống quân Tống xâm lược nên được vua ban “quốc tính” mang họ vua (do đó có họ tên là Lý Thường Kiệt), được phong làm phụ quốc thái phó, giao thụ chư tấn tiết độ, đồng tung thư môn hạ, thượng trụ quốc, thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, tước khai quốc công, sau được phong làm thái úy. Ông được cho là tác giả của bài thơ “thần” Nam quốc sơn hà, đây là bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc để cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt chống lại quân Tống lần thứ 2. Phan Chính Nghị (1485 - ?): Quê ở tổng Phan Xá, nay là xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (Có tư liệu ghi ông là người gốc họ Phan ở xã Độ Liêu, nay là phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh) . Ông được phong tiến sỹ năm 26 tuổi, làm quan đến chức đô ngự sử. Bản thân ông có nhiều đóng góp trong việc khôi phục nhà Lê. Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê Phan Chính Nghị về quê ở ẩn, thấy ông là người có tài nên Nhà Mạc cố tình ép ông ra làm quan. Để giữ khí tiết, ông đã lao mình xuống sông tự tử. Hiện tên tuổi của ông vẫn được khắc vào văn bia đặt ở Quốc Tự Giám. Phan Chu Trinh (1872 - 1926): Hiệu là Tây Hồ, quê ở làng Tây Lộc, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Năm 1901, ông đậu phó bảng, được bổ dụng làm thừa biện bộ lễ, nhưng chỉ ít lâu sau, do tiếp thu tư tưởng cách mạng, ông đã liên lạc với các nhà yêu nước lập nên phòng trào Duy Tân và hoạt động tích cực ở các tỉnh miền Trung như lập trường học, lập các hội nông - công thương. Ông từ trần ngày 24/3 năm 1926, trong cuộc đời của mình, Phan Chu Trinh để lại nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước như: Thư gửi chính phủ Đông Dương, tỉnh quốc hồn ca,...
Xem trên thiết bị desktop Xem trên thiết bị mobile
Giấy phép xuất bản: số 53/GP-TTĐT ngày 27/05/2015 - Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
- Cơ quan quản lý nhà nước và thường trực kỹ thuật: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh.
- Quản lý nội dung trang chủ: Trung tâm Truyền thông tỉnh.
- Quản lý nội dung các Cổng thành phần: Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức.
Ghi rõ nguồn "Quảng Ninh Portal" khi phát hành lại thông tin từ Website này.
Chọn một liên kếtHệ thống khảo sát năng lực cạnh tranh DDCI Hà TĩnhTrang TTĐT Đại biểu nhân dân tỉnh Hà TĩnhPhần mềm Theo dõi chỉ đạo điều hànhCổng Dịch vụ công tỉnh Hà TĩnhPhần mềm Đánh giá cán bộ công chức viên chứcPhần mềm Quản lý kỳ họpPhần mềm Quản lý đơn thư khiếu nại tố cáoNông thôn mới Hà TĩnhCông an tỉnh Hà TĩnhPhần mềm Thi trắc nghiệm trực tuyến
Tuy chỉ mới thành lập gần 25 năm nhưng thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh vốn có một nền văn hoá lâu đời, với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, là nơi giao lưu giữa 2 miền Bắc - Nam và Quốc tế, với cái thế kề sông, tựa núi, "hình long cuộn, hổ ngồi" của các bậc Đế Vương xưa.
Ảnh khắc núi Hồng Lĩnhtrên Cửu đỉnh - đặt tại Cố đô Huế
"Đất lành chim đậu" - những cánh chim Hồng đã về đây đậu đỉnh non cao và cái tên " Hồng Lĩnh" cũng bắt nguồn từ đó. Tương tuyền vào buổi mới khai sơn, phá thạch ông Đùng là người sắp xếp các núi non, số núi ông vừa điểm được 99 đỉnh, thì cũng vừa lúc đó có một đàn chim Hồng 100 con bay đến đậu. Tuy nhiên núi chỉ có 99 ngọn nên con đầu đàn không còn chổ đậu đành phải bay đi, thế nên đất này không thể trở thành đế đô. Có lẽ vì tiếc nuối nên Nhân dân đã dặt tên núi là núi Hồng Lĩnh hay Hồng Sơn, tiếng địa phương gọi là Ngàn Hống. Dòng tư duy dân dã trôi chảy theo lịch sử mà hội tụ lại để coi đây là cái nôi của tổ tiên Hồng Lạc, có dòng sữa ngọt lành đã nuôi dưỡng một bộ phận dân tộc trong thuở hồng hoang. Tương truyền buổi ban đầu dựng nước, phải tìm đất đóng đô, Kinh Dương Vương - vị vua khai sáng ra Triều Hùng đã hướng vào vùng danh thắng núi Hồng này. Đó là một ngày mùa xuân, biển trời êm ả, cửa sông rộng, sóng nước dạt dào. Hai bên bờ cảnh vật hiền hoà, tươi sáng. Ngàn Hống xanh những đồi cây, suối chảy như những làn mây bạc. Vẻ hùng tráng của chốn sơn cao, thuỷ thâm khiến Kinh Dương Vương cảm kích. Ngài cứ để cho thuyền ngự rẽ nước đi ngược lên! Thuyền đang đi giữa đất trời sông nước mênh mang, bỗng có một đợt sóng Hồng xô tới và một mỹ nữ hiện lên "Tuy dầm hơi nước, nhưng không loà bóng gương". Nàng tươi đẹp như tiên sa, cá lặn. Nhà vua ngỡ ngàng như trong mộng. Ngài hỏi:
- Sao lại có chuyện tiên nữ buớc xuống cõi trần gian thế này, chẳng hay tên họ người ngọc là gì ?
Người con gái e thẹn, dịu dàng đáp:
- Muôn tâu Thánh Thượng, tiện thiếp cũng chỉ là con người của thế tục thôi. Thiếp sinh ra ở chốn ngàn Hống kia. Nhờ phép thiêng của sông núi và thiếp biết lướt sóng, cưỡi mây nên được đặt tên là Thần Long. Chẳng hay Thánh Thượng cho ngược thuyền rồng lên chốn sông sâu, núi hiểm này với những cao kiến gì ? Nhà vua phấn chấn đáp:
- Vâng lời sông núi, ta đang đi tìm nơi thắng địa định đô để lo toan việc lớn. Nàng tiên nữ với dung nhan tuyệt trần có thể gúp ta được ý kiến nào chăng ?
Thiếu nữ đưa đôi bàn tay ngọc ngà vuốt lại mái tóc còn ngấm nước rồi mỉm cười rạng rỡ, cặp mắt diễm lệ của nàng ánh lên những niềm vui hy vọng, nàng nói:
- Thánh Thượng cứ định đô ở nơi đây một thời gian thử xem. Nơi đây tuy viêm nhiệt, xung hàn, lắm cuồng phong và hay gặp hồng thuỷ nhưng thiên địa, nhân gian lại giao hoà, dễ là nơi sáng nghiệp của các bậc Đế Vương.
Đúng là: "mến cảnh, mến người, nên mến cả", Kinh Dương Vương nghe lời, bèn truyền lệnh cho thuyền rồng cập bến, cùng Thần Long dạo gót núi Hồng. Ở đây núi dăng nên luỹ, khe chảy thành hào. Non đủ cao, sông đủ sâu, đồng điền đủ rộng, khả dĩ, con người có thể tự làm lụng để nuôi sống lâu dài. Nhà vua đứng trên núi cao, phóng tầm mắt ra xa muôn trùng sóng cả, núi non địa bàn hiểm trở, tiến có thế công, thoái có thể thủ, là điều lợi thế bậc nhất cho một Vương triều mới sơ khai định đô. Với tầm nhìn bao quát càn khôn đó, Kinh Dương Vương đã cho dựng Kinh đô ở đây và đặt tên nước là Xích Quỷ (nghĩa là ngôi sao đỏ). Kinh thành xây xong thì nhà vua cưới Thần Long làm Hoàng hậu, cả nước vui mừng, tự hào. Từ đó, Kinh đô Ngàn Hống đã mở ra một thời kỳ mới của của đất nước. Sau một thời gian định đô, hai người sinh ra Long Vương, Long Vương lớn lên có phong dạng Đế Vương, để định chính đô giữ giang sơn, cơ nghiệp rộng lớn của tổ tiên, Kinh Dương Vương đã thiên đô ra Nghĩa Lĩnh (Vĩnh Phú), cử Long Vương ra trấn giữ kinh thành. Không còn là kinh đô của đất nước, nhưng dấu tích về một kinh thành Ngàn Hống với những thiên truyện thần kỳ trên dãy núi 99 ngọn, vẫn còn sống mãi trong tâm trí nhân gian.
Chùa Thiên Tượng - Được xem là "Hoan Châu đệ nhị"
Hồng Lĩnh cũng là nơi được cư dân người Việt cổ chọn để sinh cơ lập nghiệp, mà minh chứng cụ thể nhất đó là các tên làng, tên núi, tên sông như: "Kẻ Treo, Kẻ Bấn" ‘nhà Dào, nhà Mua".... Là một vùng đất "văn vật hữu dư", có sự phát triển khá sớm, khá rực rỡ về chính trị, kinh tế, văn hoá, học vấn. Nơi đây được hun đúc khí thiêng của núi sông nên đã sinh ra nhiều nhân tài tuấn kiệt:
Để đất nuôi dưỡng văn nhân cho đời.
Bên dòng sông Minh trong xanh, hiền hoà êm chảy, giữ cho bao đời bờ xôi ruộng mật, cho những cánh đồng Đức Thuận thẳng cánh cò bay, nổi lên một hòn Núi Ngọc, gọi là Ngọc Sơn. Đứng xa nhìn núi giống hình chim "Phượng Hoàng khai khẩu", Hay giống chiếc ấn ngọc. Núi dáng tròn, cây cối xanh tốt. Dưới núi là quê hương 2 cha con Trạng Nguyên họ Sử. Hiện nay, bên triền núi còn có đền thờ 2 ông Trạng, với tấm biển đề " Song Trạng Nguyên Từ", Trước đền có câu đối:
Ngọc Lĩnh thiên trùng tiêu giáp đệ.
Minh Hà nhất phái diễn gia khương.
Nghĩa là: Nghìn tầm núi Ngọc nên khoa giáp
Một giải sông Minh cuộn phúc lành.
Trạng cha: Sử Hy Nhan (? - 1424), đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mão, triều Trần Duệ Tông (1363), làm quan đến hành khiển tri kinh điển (kế cận Tể Tướng) được ban " Kim ngư đại" (túi cá vàng - quan to trong triều mới được vua ban cho túi này). Ông học rộng, không sách nào là không đọc, giỏi sử nên được vua cho đổi thành họ sử. Trước tác của ông có nhiều, nhưng bị mất mát trong thời giặc Minh sang xâm lược nước ta. Nay trong "Quần hiền thi tập" còn chép bài phú: "Trảm xà kiếm" của ông. Tương truyền Ông còn là một trong những tác giả của bộ " Đại Việt sử lược".
Trạng con là Sử Đức Huy( ? - 1430) đỗ Trạng nguyên khoa Tân Dậu triều Trần Phế Đế (1381). Ông là người tài, đức song toàn, khi phụ thân ông là Trạng cha Sử Hy Nhan qua đời, ông theo Lê Lợi đánh giặc Minh và được Lê Lơị trọng dụng cử lên làm Hàn lâm viện sử quán, Quốc tử Bác sỹ, thăng đến chức Thượng Thư bộ hộ. Hai lần, ông được cử đi sứ phương bắc. Tuy không làm Chánh sứ, nhưng tài ngoại giao, trí tuệ uyên bác, văn thơ xướng hoạ của ông đã làm rạng rỡ Quốc thể. Các văn thần nhà Minh đều tấm tắc khen Sử Đức Huy, kính trọng và tôn ông là bậc: Lưỡng Quốc thánh tâm thần khẩu".
Hai cha con Trạng sử là nhưng người khai khoa ở Bình Lãng, mở ra một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ ở vùng Bãi vọt hẻo lánh xưa. Hồi ấy xứ Nghệ có bài thơ ca ngợi:
Cha Trạng đầu con lại Trạng đầu,
Mấy đời phúc ấm nối truyền nhau.
Nức tiếng khoa danh khắp mọi châu.
Phía Nam mé tây núi Hồng, ở Độ Liêu (Đậu Liêu) có danh nhân Bùi Cẩm Hổ, một trong những bậc Đệ nhất Ngự sử nước ta "ông là người cứng cõi, ngay thẳng, bạo nói, không sợ quyền thế". Làm quan dưới các Triều Lê Thái tổ, Thái tông, Nhân tông, hai lần đi sứ Trung Quốc, trải thăng tham tri chính sự. Ông phán xét công việc công minh, chính trực. Ông còn giải oan cho một người phụ nữ ở Long thành mua nhầm lươn là con hoàng xà (rắn đầu trắng có độc) nấu cháo cho chồng ăn chết. Ông là người văn võ song toàn có nhiều công đức giúp vua giữ nước:
Tính ngay, rộng lượng Sử lưu truyền.
Khi ông mất được truy phong: Bỉnh trung Đại Vương, Đô đài ngự sử. Đối với quê hương, ông là người có công lớn xẻ khe ở núi Hồng Lĩnh, đắp đập, khơi ngòi lấy nước tưới cho hàng nghìn khoảnh ruộng ở Độ Liêu xanh tốt. Sau khi ông mất, dân làng lập đền thờ ở núi Bạch Tị, gọi là Đền Đô Đài. Các Triều đều phong Thượng Đẳng Phúc Thần. Hằng năm vào ngày 12 tháng giêng âm lịch dân làng làm lễ báo ân để ghi nhớ công đức của ông. Hiện nay, đền đã được tu tạo, trong đền còn lưu lại nhiều câu đối ca ngợi ông:
- Khê thuỷ, trường lưu thiên cổ trạch
Thiện canh, giải phá bách niên oan"
Khí tại Sơn hà, trạch tại nhân".
Một tay lương đống sáng trời Nam"
Hồng Lĩnh hình thế hùng vĩ có nhiều danh thắng ! được xếp vào một trong chín cảnh đẹp của đất nước cho khắc vào "Anh đỉnh" đặt trong Hoàng Thành Huế. Năm Minh Mệnh thứ 17, khắc tượng vào anh đỉnh, năm Thiệu Trị thứ 3, khi Bắc tuần nhà vua làm thơ vịnh cho khắc vào bia, dựng nhà bia ở phí tả đường đi. Bài thơ này có chép trong "thánh chế thi tập". Năm Tự Đức thứ 3, nhận núi Hồng Lĩnh là danh sơn Hà Tĩnh và ghi vào điển thờ - (Đại nam nhất thống chí).
Bài thơ ca ngợi cảnh núi Hồng của vua Thiệu Trị như sau:
Tằng tằng trữ lập vọng thôi ngôi.
Triền già Hương tích kim do tại
Dã hạc tương truyền thê đỉnh thượng
Chinh hồng phản vị trước danh lai.
Sầm khâm điệp chướng liên thiên bích.
Bản lĩnh vân phong, bản lĩnh khai"
(Thiệu Trị - Tam niên - Thập nhị nguyệt - Ngự đề)
Bài thơ được cụ Thanh Minh dịch như sau:
" Chín mươi chín nhỏn cảnh thiên nhiên,
Người xây động chúa đã hồ quên.
Hồng vượt tầm cao vạn dặm truyền
Lớp lớp non xanh trời khói biếc
Mây che nửa núi, nửa đường lên".
(Tháng chạp, năm Thiệu Trị thứ 3, nhà vua đề thơ).
Cụ Võ Hồng Huy cũng có một bản dịch khá hay:
Chín chín non cao khéo sắp bày,
Tầng tầng thẳng đứng tựa thành xây
Chùa chiền Hương tích nay còn đó
Nền móng Trang Vương trước phải đây?
Tiếng đồn trên nhỏn vạt hồng bay
Non cao trời thắm liền xanh giải'
Nửa núi thanh quang, nửa núi mây.
Nói đến danh thắng núi Hồng, người xưa còn lưu lại những bài vè nôm na, nhưng gợi cảm, đọc lên nghe cái thú của " Tao nhân, mặc khách".
Chùa Long Đàm, tương truyền xưa có một con rồng bơi lặn trong đầm này. Một hôm trời mưa to, rồng cuộn mây bay lên, để sót lại nhiều ngọc Minh Châu dưới đầm. Đêm thanh thường trông thấy ánh sáng vằng vặc. Vì thế người ta dựng chùa trên đầm gọi là: "Long Đàm". Chùa dựng vào khoảng thế kỷ 15,16, đã nổi tiểng một thời về cảnh gió mát, trăng thanh.
Lên nữa là đến ngọn Sư tử, sườn núi có suối bay, theo vách đá mà chảy xuống, xói đá thành vực, cửa vực có phiến đá trắng vắt ngang, tục gọi là: "Dục tiên kiều"- (cầu tiên tắm). Suối chảy chếch về hướng Tây - Nam gọi là suối tiên (Nay thuộc phường Bắc Hồng). Suối tiên chảy giữa non xanh, nước biếc, điểm tô thêm mối duyên nợ giữa non và nước. Nước uốn lượn giữa những cặp đá ông - đá bà mọc lên trong lòng suối, hàng ngàn năm nay vẫn còn trơ gan cùng tuế nguyệt, mà người đời đã có thơ vịnh:
Nghìn năm giữ vững lòng son sắt.
Muôn kiếp không phai nghĩa vợ chồng!
Mặc ai lay chuyển, mặc ai rung.
Suối tiên chảy vào hồ Thiên Tượng tạo nên một vùng non xanh, nước biếc, mây trời, cảnh quan kỳ thú:
Thiên Tượng khen ai tạo cảnh hồ,
Mênh mang suối biếc, mây vờn núi,
Bát ngát trời xanh, sóng vỗ bờ.
Sóng sánh thuyền câu sang bến đợi,
Lung linh thông núi dáng em chờ.
Hoa rừng hái tặng bâng khuâng lạ,
(Vịnh hồ Thiên Tượng -Bùi Chí Thành)
Dời chân sang là đến ngọn Tượng Sơn (tức ngọn Thiên Tượng), nằm ở phía Bắc mé Tây núi Hồng (Thuộc địa phận phường Trung Lương) là đệ nhị danh thắng núi Hồng (sau Hương Tích). Sườn núi có khối đá lớn giống hình con voi do thiên nhiên, tạo hoá tạc nên, nên gọi là "voi trời". Trên núi có chùa gọi là chùa Thiên Tượng, ngoài chùa vẫn còn 3 chữ lớn: "Thiên Tượng tự". Bên tả, bên hữu chùa đều có suối nước chảy quanh năm, nước xói vào đá nghe như tiếng nhạc rì rào. Trước chùa trông ra hồ lớn, nước khe chảy vào hồ, nào cây thông, nào thang đá, phong cảnh u nhã. Cách chùa về phía tây có một am nhỏ, mặt am có đề 3 chữ: "Lưu đức am". Hai bên có câu đối.
Nghĩa là: Cúi đầu chui khỏi hang sinh tử
Nhảy thoát ra ngoài cửa thị phi
Chùa được dựng vào đời Trần thế kỷ XIV. Cảnh chùa, cảnh núi suốt mấy trăm năm từ đời Lê đến đời Nguyễn đã biết bao nhiêu nhà thơ đã từng lên đây và để lại không ít tác phẩm thi ca. Nay đọc lên vẫn nghe man mác lòng người.
Sách "Hoan châu phong thổ ký" của Tiến sỹ Trần Danh Lâm (1704-1777), người tỉnh Bắc Ninh làm đốc đồng Nghệ An viết:
"...Chùa Thiên tượng thanh cao thoát tục. Một vùng cõi tĩnh, chùa Long Đàm gió mát, trăng trong".
Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) lên thăm cảnh chùa cảm tác!
Trải xem thế giới khắp ba nghìn,
Đồi một là đây chốn Tượng thiên
Nhặt khoan, tiếng suối tỏ rừng thiền....
Hay Nguyễn Văn Cơ trong bài: "Đăng thiên tượng sơn" ( lên núi Thiên Tượng) cuối thế kỷ XIX đã tả:
...Tuyết mê tượng thạch lam già tự
Nguyệt đáo long tuyền nguyệt mãn lâm...
Nghĩa là: Tuyết mờ voi đá, chùa sương khuất
Trăng rọi khe rồng rừng trắng phau.
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ chùa bị tàn phá nhiều. Đến nay, Đảng bộ và Nhân dân phường Trung Lương nói riêng và cả thị xã Hồng Lĩnh đang giữ gìn, khôi phục, tôn tạo.
Một dải núi Hồng thuộc thị xã Hồng Lĩnh đến nay còn lưu lại nhiều di tích lịch sử - văn hoá. Vùng phường Nam Hồng nhân dân vẫn khai quật được nhiều di tích như: Mộ thuyền, mộ cổ, đồ gốm có giá trị khảo cứu.
Hồng Lĩnh đã trở thành biểu tượng, niềm vinh dự, tự hào không những của thị xã trẻ mà còn của cả Tỉnh, cả nước được ghi vào sử sách, đi vào thơ ca, nhạc hoạ đọng lại trong tâm trí mọi người.
Danh thắng Hồng Lĩnh như đại thi hào Nguyễn Du đã viết: "Hồng Lĩnh, Lam giang vô hạn thắng" Nghĩa là: - cảnh đẹp Hồng - Lam khôn tả xiết.
Hồng Lĩnh là mảnh đất làm nên cốt cách, tâm hồn của biết bao nhiêu nhà văn hoá lỗi lạc mà tên tuổi và tác phẩm đã hoá thành hồn thiên sông núi.
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MNP
Xóm Hồ Vậy, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THANH THÀNH ĐẠT
Xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LINH AN
Khối 5, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANZ
Xóm 8, Xã Sơn Hàm, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HOA TẾ
Khối 6, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MINH THƯ
Khối 2, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VIỆT - THÁI
Khối 2, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO HƯƠNG SƠN
xóm 12, Xã Sơn Phú, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÚC AN
Xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHÁNH HẢI
Khối 5, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẠI VIỆT
Xóm Công Thương, Xã Sơn Kim 1, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH NÔNG LÂM NGHIỆP KỸ THUẬT CAO HÀ TĨNH
Xóm Long Hội, Xã Sơn Bình, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LINH THẢO
Khối 7, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 1, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 2, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 2, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LINH TÂM
Xóm 15, Xã Sơn Bình, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VIỆT NHI
Khối 3, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
xã Sơn Thuỷ, Xã Sơn Thủy, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LOAN PHƯỢNG
Khối 4, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 12, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN BẢO LINH
Khối 5,, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khu phố 2,, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH THÁI DƯƠNG HÀ TĨNH
Xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HIỀN THÔNG
Khối 3, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4659:Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
CÔNG TY TNHH MINH PHÁT - HÀ TĨNH
Khối 5, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4511:Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HƯƠNG THÔNG
Khối 9, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Khối 2, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4620:Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LỊCH PHÁT
Xóm 8, Xã Sơn Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4511:Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
CÔNG TY TNHH PHÚ MINH QUÂN HÀ TĨNH
Khối 2, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Á CHÂU - PHỐ NÚI
Khối 10, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
5610:Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂY SƠN
Khối 5, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐỨC THANH - HƯƠNG SƠN
Xóm 10, Xã Sơn Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU TRANG NGỌC
Xóm 3, Xã Sơn Giang, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Xóm Kim Thành, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BÁCH ĐẠI DŨNG
Khối 2, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 5, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HIỀN THẢO
Khối 2, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
46201:Bán buôn thóc, ngô và các loại hạt ngũ cốc khác
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÔNG Ý
Khối 8, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP MINH ĐỨC
Xóm Hồ Vậy, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
46201:Bán buôn thóc, ngô và các loại hạt ngũ cốc khác
Khối 3, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
46326:Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột
CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG LONG NGỌC PHÁT
Khối 2, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4652:Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP AN PHÚ
Khối 5, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DŨNG THUÝ
Xóm Hồ Vậy, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4649:Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI BÌNH ĐỨC
Xóm 8, Xã Sơn Diệm, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4290:Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU ELÊNA
Khối 4, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Khối 5, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
(nhà bà Hoàng thị Thuận) thôn Khe Dầu, Xã Sơn Kim 1, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Nhà Ông Nguyễn Công Tình, Khối 11, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VĂN CHƯƠNG
(nhà ông Trần Mạnh Đức), Khối 9, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4932:Vận tải hành khách đường bộ khác
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐĂNG MY
Nhà bà Đào Thị Yêm, Thôn 2, Xã Sơn Diệm, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
2592:Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG QUỐC TẾ PHÚC THỊNH
Tại nhà ông Lê Tiến Phong, thôn 2, Xã Sơn Diệm, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Tại nhà ông Phan Xuân Thành, khối 9, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
0810:Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TỔNG HỢP TRUNG HÒA
Tại nhà bà Nguyễn Thị Thúy Hòa, thôn Sinh Cờ, Xã Sơn Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4620:Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VẬN TẢI QUANG THẮNG
Tại nhà ông Nguyễn Xuân Quang, xóm Mai Hà, Xã Sơn Trung, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HUY PHONG
Tại nhà Ông Hà Huy Đào, Khối 1, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DŨNG TRANG
Tại nhà ông Đặng Minh Hiểu, xóm 3, Xã Sơn Diệm, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU TÂN LÊ HOÀNG
Tại nhà ông Lê Văn Hạnh, khối 9, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THẢO LAM
Tại nhà ông Trần Quốc Hội, xóm Hồ Sen, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4933:Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Tại nhà bà Lê Thị Dung, xóm 4, Xã Sơn Diệm, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4649:Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Tại nhà bà Lương Thị Yến, Xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
(Tại nhà Ông Lê Trọng Lài), Xóm Lâm Trung, Xã Sơn Lâm, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Nhà ông Cù Xuân Nam, xóm Bảo Trung, Xã Sơn Quang, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4290:Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
(Tại nhà Ông Phạm Cường), Thôn 3, Xã Sơn Long, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
(Tại nhà Ông Lê Hồng Sơn), Thôn 10, Xã Sơn Hồng, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
11041:Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai
Tại nhà bà Thân Thị Thành, Xóm Hồ Vậy, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH KÍNH AN TOÀN VĨNH THÁI
Khu công nghiệp Đại Kim I, Xã Sơn Kim 1, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN QUỲNH ANH
Khối 3, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 9, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẢO NGỌC
Khối 2, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XAN DŨNG
Tại nhà ông Hà Huy Đào, khối 1, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ HƯƠNG SƠN
Khối 4, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
0240:Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THỦY LỢI HƯƠNG SƠN
Khối 3, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HOÀNG XIN
Xóm 2, Xã Sơn Giang, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 4, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4661:Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
Khối 5, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4933:Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HÀO HÙNG
Tại nhà ông Lê Khánh Hào, khối 10, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KTA
Khối 1, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4661:Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
Xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Xóm Khí Tượng, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 3, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
0810:Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
Tại nhà ông Thái Quốc Tế, khối 6, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4649:Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÀNH OANH
(nhà ông Trần Ngọc Thành) xóm Kim Thành, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
2592:Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
Tại nhà Ông Võ Dương Oai, Khối 7, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HƯƠNG GIANG
Nhà ông Trần Trọng Lập, Xóm Thịnh Nam, Xã Sơn Thịnh, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4290:Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHƯƠNG NAM
Tại nhà ông Lê Thanh Nghị, xóm Mai Hà, Xã Sơn Trung, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4290:Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
(Tại nhà bà Nguyễn Thị Hồng), Thôn Chế Biến, Xã Sơn Kim 2, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4520:Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
(Tại nhà Ông Nguyễn Anh Khoa), Xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THANH BÌNH
Khối 1, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SƠN NGUYỆT
Khối 10, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH KHAI THÁC VÀ KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LONG SƠN
Khu văn phòng công ty cổ phần nước khoáng Sơn Kim Km70, quốc lộ 8A,, Xã Sơn Kim 1, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀ BÌNH
Khối 12,, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DŨNG HOÀ
Khối 2, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 6, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 7, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẠI LỢI
Khối 5, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Xóm 12,, Xã Sơn Diệm, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 2, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 9, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Thôn Kim Cương, Xã Sơn Kim 1, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HƯƠNG SƠN - LẠC XAO
Xóm 5,, Xã Sơn Bằng, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN YÊN HOÀ
Xóm 14,, Xã Sơn Ninh, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Xóm 10, Xã Sơn Thủy, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 4, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA SỐ 1
Khối 5, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NGỌC LONG CHÂU
Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 2, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Thôn Hà Trai, Xã Sơn Kim 1, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 8, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN XUÂN THÀNH
Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Xóm 15, Xã Sơn Bình, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LASIA
Khối 2, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Xóm Am Chùa,, Xã Sơn Thủy, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y KHOA ĐỖ THẦN
Khối 5, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PHÚ HƯNG
(Tại nhà ông Phan Văn Luận) Xóm 13, Xã Sơn Trung, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
0810:Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
Xóm Khe 5, Xã Sơn Kim 1, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4530:Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác
xóm Công Thương,, Xã Sơn Kim 1, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG ANH
Khối 4, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Xóm 9, Xã Sơn Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TAP
Nhà bà Vũ Thị Mai Nhớ, Xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GLOBALLINK
Khối 8, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
5221:Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ
Xóm 10, Xã Sơn Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Nhà ông Hoàn, Xóm 10, Xã Sơn Kim 1, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
0810:Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN LÂM SẢN HƯƠNG BÌNH
Xóm 5, Xã Sơn Hồng, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HÀ GIANG
Khối 1, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4290:Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Khối 8, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4290:Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN PHÚ LỘC AN
Nhà ông Nguyễn Trọng Thành, xóm 15, Xã Sơn Bình, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
0810:Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐÁ VÀNG
(tại nhà ông Từ Tiến Anh), Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HIỆP HÙNG
Nhà ông Phan Hữu Nam, thôn Tân Thắng, Xã Sơn Tân, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4290:Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Tại nhà ông Nguyễn Viết An, thôn Cây Đa, Xã Sơn Hòa, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4620:Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH QUANG HUỆ
Xóm Khí Tượng, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
49321:Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh
Xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THUẬN MAI
Xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 3, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
(Nhà ông Phan Trung Tuyến), Xóm 4, Xã Sơn Giang, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4290:Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BẢO LÂM
Khối 6, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THÀNH NHÂN
Nhà ông Nguyễn Quang Nhân, Khối 9, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Km 29 Quốc lộ 8A, Xã Sơn Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4511:Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HƯƠNG HUYỀN
Xóm 10, Xã Sơn Trà, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Khối 6, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
0393875806; 0977523866; 0945043372
7730:Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CẦU TREO
Nhà ông Tửu, khối 1, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ QUẢNG CÁO NGHỆ TĨNH
( Thay đổi lần 1) Khối 7, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH ĐỨC HÙNG HƯƠNG SƠN
Khối 12, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4290:Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI THIÊN ĐỊA NHÂN
(Tại nhà Ông Hà Viết Hùng), Khối 1, Thị trấn Tây Sơn, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
7110:Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI BÌNH LỘC
(thay đổi lần 1) Tại nhà ông Đậu Tuấn Anh, Khối 11, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4290:Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Tại nhà bà Phạm Thị Ngợii, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
1079:Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI CK QUỐC TẾ
Cổng B - Kiểm soát nội địa, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4652:Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
Tại nhà ông Lê Đình Tĩnh, xóm 6, Xã Sơn Bình, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI ANH TUẤN
Tại nhà ông Lê KHải Hoàn, Thôn Ninh Xá, Xã Sơn Ninh, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4290:Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ANH QUÂN
Tại nhà ông Phan Quốc Điệp, thôn Côn Sơn, Xã Sơn Tiến, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4210:Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP HẢI YẾN
Tại nhà ông Nguyễn Quốc Thắng, xóm Công Thương, Xã Sơn Kim 1, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHUNG HỒNG
Thôn Khe Cò, Xã Sơn Lễ, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU ANH ĐỒNG
Tại nhà ông Phạm Văn Hồng, khối 7, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4620:Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
Nhà ông Nguyễn Song Hải, thôn Lạc Thịnh, Xã Sơn Bằng, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
4663:Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG HÙNG SƠN
Tại nhà ông Trần Mạnh Hùng, khối 1, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
7110:Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HÙNG HẠNH
Nhà ông Lê Khánh Phúc, khối 10, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
Tại nhà ông Trần Đình Hiệp, thôn Long Đình, Xã Sơn Trung, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG BẰNG SƠN
Nhà ông Phạm Thị Trang, thôn Đông Sơn, Xã Sơn Trung, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI BẢO TRÂM ST
Tại nhà ông Cao Văn Minh, xóm Hà Chua, Xã Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM KHANH
(Nhà ông Phạm Quốc Việt), xóm Lâm Trung, Xã Sơn Lâm, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam
7110:Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
Nhà ông Bùi Sỹ Dương, khối phố 15, Thị trấn Phố Châu, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam