Lưu trú tại khách sạn sang trọng 4.5 sao ở Hyderabad này. Có nhiều dịch vụ, tiện nghi chờ đón du khách như bữa sáng miễn phí, Wifi miễn phí và bãi đậu xe miễn ...
Lưu trú tại khách sạn sang trọng 4.5 sao ở Hyderabad này. Có nhiều dịch vụ, tiện nghi chờ đón du khách như bữa sáng miễn phí, Wifi miễn phí và bãi đậu xe miễn ...
Vincom Ocean Park có gì? Đến với Vincom Ocean Park, khách hàng sẽ không ngừng ngạc nhiên bởi sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu ẩm thực, thời trang, vui chơi - giải trí đẳng cấp.
Vincom Ocean Park đã biến giấc mơ thưởng thức ẩm thực bên bờ biển của cư dân TP Hà Nội thành sự thật. Lựa chọn dùng bữa tại Vincom, cư dân sẽ được ngắm khung cảnh cát trắng, nắng vàng, biển xanh đầy thơ mộng.
Trung tâm thương mại Ocean Park có gì HOT? - Thưởng thức ẩm thực bên bờ biển
Vincom Ocean Park có gì ăn? Hàng loạt các gian hàng đồ ăn, thức uống phong phú, đặc sắc hứa hẹn trở thành điểm đến không thể bỏ qua của những tín đồ ẩm thực chính hiệu.
Vincom Ocean Park quy tụ hàng loạt nhà hàng nổi tiếng trong nước và quốc tế, mang đến sự đa dạng cho khách hàng, từ hương vị thân quen của ẩm thực truyền thống Việt Nam đến sự độc đáo, mới lạ của các món ăn Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,... Những cái tên nổi bật có thể kể đến như Gogi House, Kichi Kichi, Manwah,... chắc chắn là “thỏi nam châm” thu hút các thực khách yêu thích văn hóa châu Á.
Ngoài ra, trung tâm thương mại Vincom thứ 80 này còn sở hữu tầm nhìn đắt giá: view trực tiếp ra bộ đôi biển hồ (gồm: biển hồ nước mặn và hồ lớn trung tâm) với làn nước xanh trong tuyệt đẹp cùng dải cát trắng tải dài. Đây là điểm nhấn độc đáo nhất của Vincom Vinhomes Ocean Park, mang đến cảm giác như đang lạc vào “ốc đảo” nghỉ dưỡng, thư giãn đầy yên bình, tách biệt khỏi những ồn ào, xô bồ của chốn thành thị phồn hoa.
Mang đến trải nghiệm ẩm thực đa dạng đi kèm với hơi thở của biển cả đại dương, trung tâm thương mại Vinhomes Ocean Park trở thành điểm dừng chân độc đáo nhất khu vực phía Đông thủ đô.
Khu vực mua sắm tại TTTM được khách hàng đánh giá cao, là mảnh ghép quan trọng hoàn thiện bức tranh đa màu sắc tại Vincom Vinhomes Ocean Park. Nơi đây quy tụ hơn 100 thương hiệu uy tín đến từ khắp nơi trên thế giới, trở thành “thiên đường shopping” trong mơ của giới trẻ Hà Thành.
Trung tâm thương mại Ocean Park có gì HOT? - Thiên đường mua sắm
Các thương hiệu thời trang đình đám được người trẻ ưa thích đều được bày bán tại TTTM Vincom, bao gồm: Fila, Converse, Nike, JM Dress, Levi’s, SuperSports, Cotton On, HLA,... Thêm vào đó, nơi đây là chốn shopping quen thuộc của phái đẹp với nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng như Innisfree, Laneige,...
Các thương hiệu đồ gia dụng, đồ làm bếp, đồ nội thất như Lock&Lock, Cheer Sofa, Daiso, Sunhouse, Cookoo, Hoà Phát… cũng mở cửa hàng tại đây, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý.
Cửa hàng The Body Shop sẽ được xây dựng với diện tích lớn nhất trong hơn 35 điểm bán hàng tại Việt Nam. Thương hiệu dược - mỹ phẩm nổi tiếng của Mỹ Paula Choice cũng đặt cửa hàng đầu tiên tại TTTM Vincom Ocean Park.
Nhìn chung, mỗi gian hàng tại Vincom đều được quy hoạch trên diện tích rộng rãi song không làm mất đi tính liên kết, đồng bộ của TTTM, mang đến những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách tham quan. Đến với Vincom Mega Mall Ocean Park, khách hàng sẽ được thỏa sức mua sắm trong không gian xanh mát đầy dễ chịu và được tiếp đón với dịch vụ hàng đầu.
Lấy cảm hứng từ miền đại dương xanh thẳm, toàn bộ kiến trúc mặt ngoài của TTTM Vincom Mega Mall Ocean Park đã phác họa vẻ đẹp sóng nước với những đường nét mềm mại, uyển chuyển đi kèm hiệu ứng ánh sáng lung linh. Đây chính là điểm nhấn thiết kế được giới trẻ Hà Nội ưa thích, thường được xuất hiện trong các tấm hình “triệu like”.
Trung tâm thương mại Ocean Park có gì HOT? - Địa điểm check in tuyệt vời
Kiến trúc bên trong Vincom Vinhomes Ocean Park mở ra không gian một bữa tiệc ánh sáng rực rỡ, lung linh đa sắc màu nhờ vào hệ thống đèn LED trần được trang trí cầu kỳ. Vincom còn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khách tham quan với hình ảnh mô phỏng cá giữa đại dương bao la.
Bên cạnh đó, Vincom Ocean Park được mệnh danh là “thiên đường mua sắm lãng mạn nhất thủ đô” khi sở hữu góc view bao quát biển hồ trong xanh tuyệt đẹp. Bộ đôi biển hồ liền kề TTTM Vincom đã mang đến cho khách hàng những phút giây giải trí, thư giãn có “1-0-2”.
Vincom Ocean Park có gì chơi? Vào các dịp lễ tết trong năm như Giáng sinh, tết dương lịch, tết âm lịch, TTTM Vincom Mega Mall Ocean Park đều được chủ đầu tư Vinhomes trang hoàng rực rỡ, trở thành địa điểm mua sắm, vui chơi sầm uất, sôi động bậc nhất Hà thành. Mỗi cuối tuần, các bậc cha mẹ có thể dẫn con đến khu vui chơi trong nhà cho trẻ em để trẻ được thoải mái nô đùa, trải nghiệm nhiều trò chơi lý thú, bổ ích.
Hiện nay, xã hội đề cao sự tiện nghi của công nghệ hiện đại. Đặc biệt đối với người trẻ, thế hệ sống trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, họ đánh giá cao những ưu điểm của các thiết bị thông minh.
Mang sứ mệnh đem lại trải nghiệm mua sắm lý tưởng cho khách hàng mọi lứa tuổi, Vincom Mega Mall Ocean Park đã thành công ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào hệ thống vận hành - quản lý TTTM, nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
Tại đây, chủ đầu tư thiết kế những tiện ích thông minh như:
Có thể nói, trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Ocean Park là tổ hợp giải trí, mua sắm, vui chơi hàng đầu dành cho cộng đồng năng động với những thương hiệu nổi tiếng và nhiều hoạt động đặc sắc.
Mọi thông tin chi tiết về dự án, Quý khách có thể truy cập tìm hiểu tại Vinhomes Online qua địa chỉ sau:
- Sài Gòn Center tại Quận 1: là trung tâm thương mại mua sắm ở Sài Gòn lớn và hiện đại nhất. Đây là khu mua sắm chính hiệu dành cho các khách hàng sang chảnh.
Với nhiều thương hiệu cao cấp như Moschino, MontBlanc, Kenzo, Versace, Valentino, Tommy Hilfiger… Các loại dịch vụ cũng thuộc mức giá đắt đỏ.
- Vạn Hạnh Mall (Quận 10) gồm 1 tầng hầm và 7 tầng thương mại với điểm nhấn là biểu tượng mái vòm cảm tác từ kiến trúc phương Đông. Nơi đây hội tụ của hơn 200 cửa hàng và các thương hiệu uy tín trong và ngoài nước. Đáp ứng đa dạng nhu cầu mua sắm từ thời trang, mỹ phẩm, nội thất, đồ gia dụng đến ẩm thực, giáo dục và giải trí.
- Vincom Central Park: Trung tâm thương mại này đã có rất nhiều chi nhánh tại TP.HCM như Vincom Center Landmark 81, Vincom Mega Mall Thảo Điền, Vincom Plaza Lê Văn Việt, Vincom Plaza Quang Trung, Vincom Plaza Ba Tháng Hai, Vincom Plaza SaigonRes, Vincom Plaza Cộng Hòa,.... Đây được xem là nơi mua sắm chính hiệu cho những tín đồ thời trang với những nhãn hàng tên tuổi thuộc hàng top trên thế giới. Ngoài ra tại đây có rất nhiều dịch vụ như nhà hàng, mua sắm, ăn uống, …
- Aeon mall Bình Tân và Aeon mall Tân Phú. Nơi đây có diện tích khá lớn, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm. Và quan trọng là lượng hàng hóa khổng lồ có tất cả những gì mà bạn đang tìm từ quần áo, giày dép đến các vật dụng trong nhà hay đồ ăn thức uống,…
- VivoCity Shopping Center quận 7: địa điểm mua sắm, vui chơi lý tưởng dành cho mọi lứa tuổi. Bởi tại đây có tất cả các loại hình dịch vụ từ ăn uống, mua sắm, giải trí, văn phòng, giáo dục, phong cách sống,…
- Crescent Mall quận 7: chuỗi hệ thống giải trí đẳng cấp với hơn 140 thương hiệu trong nước và quốc tế. Một số dịch vụ tiêu biểu tại Crescent Mall đó là: cửa hàng, nhà hàng, khu vui chơi Kidzone, ATT Happy World, Rạp chiếu phim CGV, Siêu thị điện máy Chợ Lớn,…
- Sense City GiGaMall Thủ Đức: sở hữu thiết kế hiện đại, bắt mắt nằm trên trục đường lớn thông thoáng nhất ở Thủ Đức. Cách bố trí mặt bằng, sắp xếp các gian hàng đặc biệt quan tâm đến trải nghiệm khách hàng.
Bên cạnh đó còn có các trung tâm thương mại lớn như Diamond Plaza, Parkson, NOWZONE ở quận 1,...
Đài CNN cho biết thiết kế không cửa sổ không chỉ giúp đơn vị vận hành tiết kiệm chi phí, tăng không gian cho tòa nhà mà còn thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn.
Nhiều thập niên trước, người Mỹ thường đổ đến các con phố mua sắm với hàng loạt cửa tiệm do gia đình sở hữu nằm dọc hai bên đường. Cửa tiệm trên phố trưng bày hàng hóa của mình qua cửa sổ lớn.
Một thay đổi lớn đến vào năm 1956: không khí hối hả và nhộn nhịp của phố mua sắm nằm gọn trong tòa nhà hình hộp không cửa sổ. Sự ra đời của trung tâm thương mại ở Mỹ mở ra kỷ nguyên mới kéo dài cho đến ngày nay. Từng chi tiết nhỏ, từ kiến trúc hình hộp đến chậu cây đều được tính toán cẩn thận.
Đây là biện pháp tiết kiệm chi phí cho đơn vị vận hành cũng như tác động đến người tiêu dùng thúc đẩy họ mua sắm nhiều hơn. Với ánh sáng nhân tạo không bao giờ tắt bên trong, khách đến trung tâm ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn.
Giám đốc điều hành công ty tư vấn bán lẻ Strategic Resource Group Burt Flickinger còn chỉ ra một lợi ích nữa: tăng không gian để các cửa tiệm đặt thêm kệ hoặc giàn trưng bày sản phẩm, qua đó tối đa hóa doanh số.
“Người tiêu dùng không thể nhìn thấy mưa bão hay bão tuyết do không có cửa sổ. Trung tâm thương mại tạo ra môi trường mua sắm không bị phân tâm. Khi mất đi khái niệm thời gian và cảm thấy thoải mái hơn, mọi người chi tiêu nhiều hơn vì họ chỉ tập trung vào các cửa tiệm và trải nghiệm ở trung tâm thương mại”, theo ông Flickinger.
Trung tâm thương mại không cửa sổ đầu tiên là Southdale Center tại thành phố Minneapolis. Sau đó hàng loạt công trình tương tự mọc lên khắp nước Mỹ.
Người thiết kế nên Southdale Center là kiến trúc sư gốc Áo Victor Gruen. Ông muốn người tiêu dùng choáng ngợp khi bước vào trung tâm, nhìn thấy cửa tiệm cùng quán cà phê được chiếu sáng rực rỡ, một số tác phẩm nghệ thuật được trưng bày. Vùng giữa đặt đài phun nước hoặc giếng trời - nơi duy nhất để ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
Phó chủ tịch Hội đồng quốc tế các trung tâm thương mại (ICSC) Stephanie Cegielski cho biết cấu trúc của trung tâm thương mại truyền thống thường theo hình chữ T hoặc hình chữ thập với 4 cửa tiệm nằm mỗi góc. Lúc đi xung quanh “chữ T” thì mọi thứ đều hướng về phía người tiêu dùng, họ luôn bị thu hút bởi hàng hóa thay vì những gì diễn ra bên ngoài.
Thậm chí mặt bên ngoài Southdale Center cũng cố tình bị làm cho buồn tẻ. Nhà phê bình kiến trúc Alexandra Lange nói với CNN: “Trung tâm mua sắm đều tập trung vào không gian bên trong, là cỗ máy phục vụ việc bán hàng”.
Trung tâm thương mại Southdale Center. Ảnh: CNN
Không cửa sổ đem lại một lợi ích nữa. Nhà nghiên cứu Thomas McMillan (Đại học Texas A&M) cho biết việc làm mát và sưởi ấm bên trong trung tâm thương mại khép kín giúp đơn vị vận hành tiết kiệm không ít. Chi phí năng lượng thường là loại chi phí vận hành cao thứ nhì chỉ sau chi phí thuê lao động.
Thiết kế trung tâm mua sắm truyền cảm hứng cho một loại hình cửa tiệm khác. Cửa tiệm không cửa sổ: siêu thị.
“Cách bố trí cửa tiệm truyền thống thường là bày thực phẩm tươi sống - đặt trong tủ lạnh - xung quanh. Nhưng nếu có cửa sổ thì không gian đặt tủ lạnh ít đi”, bà Lange lý giải.
Ngày nay mọi người đến trung tâm thương mại không chỉ để mua sắm mà còn để giải trí. Bên trong trung tâm giờ đây có cả nhà hàng, rạp chiếu phim, sân gôn mini, sân bóng ném, khu vui chơi cỡ nhỏ...
Phân biệt department store và shopping mall:
- department store: cửa hàng bách hoá, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng tiện lợi, thường là một địa điểm bán lẻ, giới hạn trong một toà nhà, buôn bán đa dạng các mặt hàng tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, kích thước nhỏ hơn nhiều so với trung tâm thương mại.
VD: I always buy my clothes at a department store. - Tôi luôn mua quần áo ở cửa hàng tổng hợp.
- shopping mall: khu thương mại, trung tâm mua sắm, tổ hợp mua sắm và giải trí, là địa điểm bán hàng quy mô lớn gồm một hoặc nhiều toà nhà chứa nhiều cửa hàng nhỏ, cung cấp các mặt hàng và dịch vụ đa dạng, có kích thước tương đối lớn.
VD: There are two shops at the shopping mall. - Có hai tiệm nằm ở trung tâm mua sắm.
Vincom Mega Mall Ocean Park là trung tâm thương mại (TTTM) thuộc Thành phố biển hồ, có diện tích sàn lên đến 56.000m2. Quy tụ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên các lĩnh vực ẩm thực, mua sắm và giải trí, TTTM hứa hẹn sẽ là địa điểm vui chơi tuyệt vời cho người dân thủ đô.