Sang Ngang 1 Chuyến Xe Hoa Cô Đơn Ta Nhớ Nhau Hoài Không

Sang Ngang 1 Chuyến Xe Hoa Cô Đơn Ta Nhớ Nhau Hoài Không

Thêm bài hát vào playlist thành công

Thêm bài hát vào playlist thành công

Một số Poster, hình ảnh phim Chuyến Đi Đáng Nhớ

1. Thôi nín đi [Am] em lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi

Em [A7] hỡi đôi [Dm] mình mộng nay đã [F] tan, tình đã dở [E7] dang.

Em khóc những [F] chiều anh xót xa [Dm] nhiều thương [G7] cho tình [C] yêu.

Nỗi buồn chua [E7] cay khi lòng đổi [F] thay, thôi [E7] hết sum [Am] vầy.

ĐK; Nếu biết [Am] rằng tình là dây oan

Nếu biết [A7] rằng hợp rồi sẽ [Dm] tan

Nếu biết [Bb] rằng yêu là đau [Am] khổ

Thà dương [E7] gian đừng có chúng [Am] mình.

2. Lau mắt đi [Am] em gần hết đêm rồi, buồn thêm nữa sao

Mai [A7] bước sang [Dm] ngang, lòng thêm nát [F] tan tình đã dở [E7] dang.

Thôi khóc làm [F] gì đã lỡ duyên [Dm] thề thương [G7] nhau làm [C] chi

Nỗi buồn ai [E7] hay khi mình chia [F] tay [E7] xa cách nhau [Am] rồi.

1. Năm tháng trôi [Am] qua nay bỗng nhớ lại chuyện tình đắng cay

Ai [A7] nuốt thương [Dm] đau nhìn tình dở [F] dang lòng thêm khóc [E7] than

Ôi xót xa [F] nhiều lệ bỗng tuôn [Dm] trào thương [G7] cho tình [C] côi

Trách thầm người [E7] yêu nỡ phụ tình [F] tôi không [E7] nói nên [Am] lời.

ĐK: Nếu biết [Am] rằng cuộc đời ngang trái

Nếu biết [A7] rằng tình này chóng [Dm] phai

Cho chúng [Bb] mình mang nhiều đau [Am] khổ

Thì yêu [E7] đương đành cố chôn [Am] vùi

2. Thôi nhé em [Am] ơi tình đã lỡ rồi buồn cũng thế thôi

Anh [A7] nén chua [Dm] cay nhìn em khóc [F] than tình duyên bẽ [E7] bàng

Thôi nhắc làm [F] gì cho xót xa [Dm] nhiều bao [G7] nhiêu hận [C] căm

Mối tình ngày [E7] xưa, xóa dần trong [F] mơ chôn [E7] xuống tuyền [Am] đài.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Sang ngang" là một bài hát của nhạc sĩ Đỗ Lễ sáng tác vào thập niên 1960. Đây là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ này.

Bài hát được cho là bắt nguồn từ mối tình đơn phương của Đỗ Lễ dành cho nữ ca sĩ Lệ Thanh. Năm 1965, Lệ Thanh từ giã sự nghiệp để đi lấy chồng. Chứng kiến người mình yêu lên xe hoa, Đỗ Lễ đau khổ và nhạc phẩm "Sang ngang" ra đời vào hoàn cảnh đó.[1][2][3]

Bài hát viết theo điệu Boston chậm buồn, với lời ca chia ly sầu muộn:

Thôi nín đi em Lệ đẫm vai rồi Buồn thương nhớ ơi! Em hỡi đôi mình Mộng này đã tan Tình đã dở dang

Trước năm 1975, nhạc phẩm được 3 nữ và một nam danh ca thể hiện là Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu và Trần Văn Trạch. Sau năm 1975, phiên bản thể hiện của ca sĩ Ngọc Lan cũng được nhiều khán giả yêu thích. Bài hát cũng được Lệ Quyên thể hiện trong album "Khúc tình xưa 2".[4]

Sang ngang của nhạc sĩ Đỗ Lễ được xem là bài hát thất tình tiêu biểu của dòng nhạc trữ tình Việt Nam. Ca sĩ Thanh Lan nhận xét ca khúc này như sau: "Đỗ Lễ đã đến với khán thính giả yêu nhạc bằng đôi hia bảy dặm, chỉ cần đặt bút viết xuống đôi lời thủ thỉ "Thôi nín đi em, lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi…", anh đã trọn vẹn nắm được con tim của tất cả những ai đã từng nếm được hạnh phúc cũng như đau thương của tình yêu đích thực."[5]