Zions Bancorporation, Hiệp hội quốc gia
Zions Bancorporation, Hiệp hội quốc gia
Đáng nể không kém là gia đình ông Hồ Hùng Anh - chủ tịch Techcombank (TCB). Trong top 10 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán, nhà chủ tịch Techcombank đóng góp hai cái tên.
Trong đó, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - phu nhân chủ tịch TCB - có hơn 9.000 tỉ đồng và con gái Hồ Thủy Anh hơn 8.400 tỉ đồng.
Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024 công bố mới đây, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - mẹ ông Hùng Anh - đã thoái sạch cổ phần, còn vợ ông đang nắm hơn 174 triệu cổ phần, tương ứng 4,94% vốn ngân hàng. Trong khi ái nữ Hồ Thủy Anh đang nắm hơn 172,3 triệu cổ phần, tương đương 4,89% vốn Techcombank.
Giá cổ phiếu TCB đã tăng mạnh sau một năm (+65%), nhờ vậy mà khối tài sản của bà Thủy và bà Thủy Anh tăng hàng nghìn tỉ đồng.
Gia đình chủ tịch VPBank cũng gây ấn tượng khi mẹ và vợ ông Ngô Chí Dũng cùng xuất hiện trong danh sách 10 phụ nữ giàu có nhất sàn.
Cụ thể, bà Hoàng Anh Minh - vợ chủ tịch VPBank - sở hữu khối cổ phần hơn 6.700 tỉ đồng. Nếu ông Dũng nắm 328,5 triệu cổ phần VPBank thì vợ ông không kém cạnh khi nắm hơn 326 triệu cổ phần, tương ứng 4,11% vốn ngân hàng.
Còn bà Vũ Thị Quyên - mẹ ruột ông Dũng - sở hữu gần 325,9 triệu cổ phiếu, tương đương gần 6.700 tỉ đồng.
Ngoài ra, còn có một số người nắm cổ phần lớn tại VPBank lọt top 10 người phụ nữ giàu nhất sàn, như bà Trần Ngọc Lan hay bà Kim Ngọc Cẩm Ly - vợ ông Bùi Hải Quân (phó chủ tịch VPBank).
Trong danh sách những người giàu có trên sàn chứng khoán còn có sự góp mặt của những nữ doanh nhân nổi tiếng trên thương trường như: Bà Trương Thị Lệ Khanh - chủ tịch Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC);
Bà Nguyễn Thị Nga - phó chủ tịch SeABank (SSB), bà Nguyễn Thị Mai Thanh - chủ tịch REE, bà Mai Kiều Liên - tổng giám đốc Vinamilk, hay bà Cao Thị Ngọc Dung - chủ tịch PNJ…
Những nữ doanh nhân này đều điều hành các doanh nghiệp lớn, tạo công ăn việc làm và đóng góp thuế rất lớn vào ngân sách nhà nước...
Nhắc đến các doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán Việt Nam chắc chắn không thể bỏ qua bộ 3 “đình đám” Vingroup (VIC), Vỉnhomes (VHM) và Vincom Retail (VRE). Các doanh nghiệp “họ” Vingroup từng có thời điểm đạt tổng mức vốn hóa lên đến 1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 1/4 giá trị toàn thị trường.
Vingroup là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn niêm yết từ năm 2007 và thường xuyên nằm trong top các doanh nghiệp lớn nhất thị trường chứng khoán. Thậm chí, Vingroup còn nhiều năm đứng vị trí số 1 về vốn hóa với giá trị có thời điểm lên đến hơn 20 tỷ USD.
Trong khi đó, Vinhomes (2018) và Vincom Retail (2017) từ khi niêm yết đến nay vẫn luôn nằm trong câu lạc bộ tỷ USD vốn hóa. Vinhomes hiện là doanh nghiệp bất động sản lớn nhất sàn chứng khoán trong khi Vincom Retail là đơn vị đang quản lý và vận hành hệ thống trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, từ nửa sau của năm 2021, những cơn gió ngược bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Mảng bất động sản không còn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như giai đoạn trước, lợi nhuận trước thuế của Vinhomes cũng lập đỉnh hơn 2 tỷ USD vào năm 2021 trước khi sụt giảm mạnh. Lĩnh vực công nghiệp – công nghệ được định hướng trở thành mũi nhọn, vẫn chưa đem lại lợi nhuận dù Vinfast đã có những dấu ấn nhất định.
Quy mô vốn hóa của nhóm doanh nghiệp “họ” Vingroup cũng bắt đầu chững lại và có đi xuống rõ rệt từ đầu năm 2022. Đến nay, vốn hóa của Vingroup chỉ còn 171.000 tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 6 năm. Vốn hóa của Vinhomes thậm chí còn rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi niêm yết với 159.000 tỷ đồng. Những con số này chỉ bằng chưa đến một nửa thời kỳ đỉnh cao.
Thời điểm hiện tại, tổng vốn hóa của các doanh nghiệp “họ” Vingroup (tính cả VEFAC) cũng chỉ vào khoảng 400.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6% giá trị toàn thị trường. Con số này thậm chí còn kém xa so với vốn hóa của một mình Vietcombank (VCB) - cái tên giá trị nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Vietcombank vượt qua bộ đôi Vingroup, Vinhomes để vươn lên dẫn đầu thị trường chứng khoán về vốn hóa từ đầu năm 2022 và giữ vững vị trí này cho đến nay. Vietcombank cũng là cái tên đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam vượt ngưỡng nửa triệu tỷ vốn hóa khi lập đỉnh mới vào tháng 7/2023. Dù đã điều chỉnh đôi chút nhưng nhà băng này hiện vẫn bỏ xa top phía sau trên đường đua vốn hóa với giá trị lên đến 475.000 tỷ đồng.
Không chỉ vốn hóa, Vietcombank còn thường xuyên so kè với nhóm Vingroup, cụ thể là Vinhomes cho vị trí quán quân lợi nhuận sàn chứng khoán. 9 tháng đầu năm, Vietcombank lãi trước thuế lên đến 29.550 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, con số này chưa đủ để vượt qua Vinhomes khi doanh nghiệp bất động sản này lãi trước thuế đến 41.920 tỷ đồng, tăng 60% so với 9 tháng đầu năm 2022.
Tương tự Vinhomes, Vingroup cũng ghi nhận kết quả kinh doanh đầy khởi sắc với tổng doanh thu thuần hợp nhất 9 tháng đầu năm đạt 134.207 tỷ đồng, tăng 122% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 12.375 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022. Lãi ròng hợp nhất thu về 1.556 tỷ đồng, hoàn thành 78% kế hoạch cả năm.
Trong khi đó, Vincom Retail là doanh nghiệp “họ” Vingroup có kết quả kinh doanh khởi sắc nhất trong quý 3 vừa qua với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này lãi trước thuế 4.173 tỷ đồng, tăng 70% so với 9 tháng đầu năm 2022.