VOH - Cùng khám phá những bộ phim đề tài gây nhức nhối nhất hiện nay tại xứ Phù Tang: bạo lực học đường!
VOH - Cùng khám phá những bộ phim đề tài gây nhức nhối nhất hiện nay tại xứ Phù Tang: bạo lực học đường!
Crows Zero - Bá Vương Học Đường diễn ra tại trường Suzuran, một ngôi trường nổi tiếng với tình trạng bạo lực và sự cạnh tranh gay gắt giữa các băng đảng học sinh. Genji Takiya (Shun Oguri), con trai của một ông trùm yakuza, chuyển đến trường Suzuran với mục tiêu trở thành bá vương của trường.
Tại đây, Genji nhanh chóng gặp phải sự thách thức từ các băng đảng khác, đặc biệt là băng đảng dưới sự lãnh đạo của Tamao Serizawa (Takayuki Yamada). Quyết tâm chiến đấu để đạt được mục tiêu của mình, Genji thu thập đồng minh và bắt đầu cuộc hành trình chinh phục Suzuran.
Phim tập trung vào cuộc đối đầu khốc liệt giữa các băng đảng học sinh, đồng thời khám phá tâm lý và quyền lực trong một môi trường học đường đầy căng thẳng. Crows Zero mang đến những pha hành động mãn nhãn, những trận đánh đầy kịch tính và các mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật.
Xem thêm: 15 phim hành động Nhật Bản hay nhất mà bạn nhất định phải xem Top 15 bộ phim Samurai Nhật Bản dành team đam mê võ thuật
Nội dung phim kể về cuộc sống học đường và tình bạn của ba nhân vật chính: Shuji Kiritani (Kazuya Kamenashi) , Akira Kusano (Tomohisa Yamashita) và Nobuko Kotani (Maki Horikita). Shuji và Akira là hai đôi bạn thân thiết. Một ngày, Nobuko Kotan - một cô gái ít nói và kỳ cục chuyển đến trường họ. Vì quá kỳ quặc, Nobuko bị bạn bè bắt nạt không thương tiếc. Hai người bạn quyết định "sản xuất" Nobuta để biến cô thành người nổi tiếng. Qua quá trình giúp đỡ Nobuko, họ trải qua nhiều biến cố và khám phá được giá trị thực sự của tình bạn.
Xem thêm: Tuyển tập phim trinh thám Nhật Bản hấp dẫn, gay cấn nhất Những bộ phim kinh điển của Nhật Bản để lại ấn tượng sâu sắc với người xem
Solomon no Gisho là một bộ phim tâm lý tội phạm Nhật Bản năm 2013 do đạo diễn Izuru Narushima chỉ đạo. Câu chuyện diễn ra trong một trường trung học nằm ở một khu vực ngoại ô Tokyo. Kanna (Hikari Mitsushim) là một giáo viên dạy văn học tại trường này. Cô tình cờ phát hiện ra một bài luận văn bất thường của một học sinh tên Yuji (Satoshi Tsumabuki). Bài luận văn này tiết lộ về một vụ án mạng bí ẩn xảy ra trong quá khứ.
Kanna quyết định điều tra sự thật sau bài luận văn của Yuji. Trong quá trình điều tra, cô phát hiện ra rằng Yuji không phải là người viết bài luận văn đó, mà nó được viết bởi một học sinh khác tên Naoki (Masaki Okada thủ vai). Từ đó, một mớ hỗn độn và bí ẩn được vén màn, khi các bí mật, nỗi sợ hãi và sự tàn ác của học đường dần được phơi bày.
Xem thêm: Top 23 bộ phim học đường Nhật Bản cực hay, ăn khách nhất Top 25+ bộ phim Nhật Bản hay nhất từ trước đến nay
Phim kể về câu chuyện của ba người bạn thân từ thời thơ ấu là Ayumi (Kiyohara Kaya), Koshiro (Tomohiro Kamiyama) và Kaga (Daiki Shigeoka). Koshiro đã tỏ tình với Ayumi và hai người bắt đầu hẹn hò khi vào trung học. Tuy nhiên, vào ngày hẹn hò đầu tiên, Ayumi bị hoán đổi thân xác với Umine Zenko - một cô bạn cùng lớp có thân hình mập mạp và gương mặt u ám. Ayumi cố gắng kể cho mọi người nghe nhưng không ai tin cô ngoài Kaga. Sau đó, Ayumi phát hiện ra âm mưu của Zenko và với sự giúp đỡ của Kaga, cô cố gắng tìm cách quay trở lại thân xác của mình. Tuy nhiên, Ayumi cũng nhận ra sự thật đằng sau cuộc sống của Zenko. Liệu Ayumi có thể lấy lại thân xác của mình hay không, hãy cùng theo dõi phim để biết thêm chi tiết.
Mizuki - một nữ sinh xinh xắn, học giỏi và luôn tin rằng chỉ cần tuân theo luật lệ của thế giới, mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Vì thế, cô gia nhập vào nhóm học sinh ăn chơi của lớp. Tuy nhiên, số phận đẩy Mizuki và các bạn học cùng lớp của cô vào một cuộc cắm trại định mệnh. Trong chuyến đi, chiếc xe khách chở đầy 30 học sinh lớp 2-4 đã lao thẳng xuống vách núi do sự mất tập trung của tài xế. Ngoài Mizuki, chỉ có Kamiya Chieko (Tsuchiya Tao), Morishige Moriko (Yamashita Rio), Ichinose Haru (Kudo Ayano) và Usui Chikage (Matsuda Yuka) sống sót. Và từ đó, cuộc chiến giành sự sống của năm cô gái bắt đầu, và chính cuộc chiến đó đã hé lộ bản chất thật của họ.
Bằng cách lồng ghép các cảnh quay chân thực và tình huống gây căng thẳng, "Limit - Giới Hạn" mang đến cho khán giả một trải nghiệm sống động về học đường và những vấn đề xã hội phức tạp mà các nhân vật phải đối mặt. Từ sự phát triển của nhân vật Mizuki và những câu chuyện song song của các nhân vật khác, bộ phim gửi thông điệp về tình yêu, sự sống.
All About Lily Chou Chou đưa người xem vào thế giới đen tối đằng sau vẻ mặt trắng hồng của học đường. Phim tập trung vào những cuộc đấu tranh của những thanh niên trẻ tuổi, những cuộc đối đầu vô nghĩa để chứng tỏ sự tồn tại của bản thân, mang đến cả nỗi đau thể xác lẫn tinh thần.
Bộ phim xoay quanh nhóm gồm bốn nam nữ sinh gồm Yuichi Hasumi (Hayato Ichihara), Shusuke Hoshino (Shugo Oshinari), Tsuda (Yū Aoi) và Kuno (Ayumi Ito). Yuichi là một học sinh nhút nhát, rụt rè, không có gì nổi bật. Trong khi đó, Hoshino lại là một nam sinh xuất sắc về học tập và thể thao, đứng đầu toàn trường. Tuy nhiên, sau một sự cố nguy hiểm, tâm lý của Hoshino bắt đầu thay đổi.
Bằng cách thể hiện một cách tinh tế và chân thực, All About Lily Chou Chou khám phá những khía cạnh tâm lý phức tạp của tuổi trẻ, đặc biệt là về bạo lực học đường và sức mạnh tác động của mạng xã hội. Phim gợi mở câu hỏi về sự tồn tại, ảnh hưởng và tình yêu trong cuộc sống của con người.
Những bộ phim này đưa chúng ta vào những câu chuyện đau đớn và thú vị của các nhân vật trẻ tuổi, và thông qua đó, chúng ta nhận thức được sự tàn khốc và hệ quả của bạo lực học đường. Các diễn viên xuất sắc và đạo diễn tài năng đã tạo ra những tác phẩm đáng xem, mang đến cho khán giả những trải nghiệm sâu sắc và xót xa. Hãy chuẩn bị tinh thần trước khi xem những bộ phim này, vì chúng có thể gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ và khó quên đấy nhé.
Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các cơ sở giáo dục.
Bạo lực học đường chia làm dạng chính
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói hoăc trêu đùa bằng những từ ngữ không phù hợp với lứa tuổi; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường để đe dọa hoăc ức hiếp.
Bộ Giáo dục Bang Queensland tuyên bố vào tháng 7 năm 2009 rằng mức độ gia tăng của bạo lực tại các trường học là "hoàn toàn không thể chấp nhận" và thừa nhận rằng đã không thực thi đầy đủ để chống lại hành vi bạo lực. Hơn 55.000 học sinh đã bị đình chỉ tại các trường của bang trong năm 2008, gần một phần ba trong số đó bởi "hành vi không đúng đắn về thể chất".[1]
Tại Nam Australia, 175 vụ tấn công bạo lực vào các học sinh hay giáo viên đã được ghi nhận trong năm 2009.[2]
Một nghiên cứu gần đây thấy rằng việc phải đối đầu với bạo lực của các giáo viên tại vùng nói tiếng Pháp của Bỉ là một yếu tố quan trọng trong những quyết định rời bỏ nghề giáo.[3]
Sau "nhiều báo cáo trong thập kỷ vừa qua về bạo lực trường học", Bộ Giáo dục đã đưa ra những quy định chặt chẽ hơn vào năm 2009 về hành vi của học sinh, gồm cả ăn mặc không thích hợp, say rượu, và mang điện thoại. Các giáo viên được trao các quyền lực mới để trừng phạt những học sinh không tuân lời.[4]
Năm 2000 Bộ Giáo dục Pháp tuyên bố rằng 39 trong 75.000 vụ bạo lực học đường là "bạo lực nghiêm trọng" và 300 là "có bạo lực ở một số mức độ nghiêm trọng".[5]
Một cuộc điều tra của Bộ Giáo dục cho thấy các học sinh tại các trường công có liên quan tới một số vụ bạo lực năm 2007—52.756 trường hợp, tăng khoảng 8.000 so với năm trước đó. Trong tới 7.000 vụ, các giáo viên là đối tượng bị tấn công.[6]
Năm 2006, sau một vụ tự sát của một cô gái sau khi bị quấy nhiễu tình dục tại trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ba Lan, Roman Giertych, đã tung ra một cuộc cải cách trường học "không khoan dung".[7] Theo kế hoạch này, các giáo viên sẽ có vị thế pháp lý như các nhân viên dân sự, khiến việc thực hiện hành động bạo lực chống lại họ bị trừng phạt với những mức độ cao hơn. Hiệu trưởng sẽ, trên lý thuyết, có thể gửi những học sinh hung hãn tới thực hiện phục vụ cộng đồng và cha mẹ của các học sinh đó cũng có thể bị phạt. Các giáo viên không phản ánh các vụ bạo lực ở trường có thể phải đối mặt với một án tù.[8]
Cao uỷ Nhân quyền Nam Phi đã thấy rằng 40% trẻ em được phỏng vấn nói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm tại trường học. Hơn một phần năm số vụ tấn công tình dục vào trẻ em Nam Phi được phát hiện diễn ra tại trường học. Việc phải đương đầu với bạo lực gia đình, băng đảng và ma tuý để lại dấu ấn lâu dài trong tính cách của học sinh.[9]
Một cuộc điều tra của chính phủ năm 1989[10] thấy rằng 2% giáo viên thông báo từng phải đối mặt với sự gây hấn thể chất.[11] Năm 2007 một cuộc điều tra 6.000 giáo viên bởi công đoàn giáo viên NASUWT thấy rằng hơn 16% tuyên bố đã từng bị tấn công thể chất bởi các học sinh trong hai năm trước đó.[12] Theo các thống kê của cảnh sát thông qua một yêu cầu Tự do Thông tin, năm 2007 có hơn 7.000 trường hợp cảnh sát được gọi tới để giải quyết các vụ bạo lực trường học tại Anh.[13]
Tháng 4 năm 2009 một hiệp hội giáo viên khác, Hiệp hội Giáo viên và Giảng viên, đưa ra các chi tiết một cuộc điều tra với hơn 1.000 thành viên của mình với kết quả gần một phần tư trong số họ từng là đối tượng bạo lực thể chất của một học sinh.[14]
Tại Wales, một cuộc điều tra năm 2009 thấy rằng hai phần năm giáo viên thông báo đã từng bị tấn công trong lớp học. 49% từng bị đe doạ tấn công.[15]
Theo Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng.[16][17] Năm 2007, năm gần nhất có dữ liệu tổng thể, một cuộc điều tra toàn quốc,[18] được tiến hành hai năm một lần bởi Các Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) và có những mẫu đại diện của các học sinh trung học Hoa Kỳ, thấy rằng 5.9% học sinh mang theo một loại vũ khí (như súng, dao, vân vân) vào trường học trong 30 ngày trước thời điểm điều tra. Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 7.8% học sinh trung học được thông báo đã bị đe doạ hay bị thương tích bởi một vũ khí trong trường học ít nhất một lần, với tỷ lệ cao trong nam lớn gấp hai lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 12.4% học sinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần. Tỷ lệ nam cũng cao gấp hai lần nữ. Trong 30 ngày trước cuộc điều tra, 5.5% học sinh được thông báo bởi họ không cảm thấy an toàn, họ đã không tới trường ít nhất một ngày. Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp xỉ bằng nhau.
Dữ liệu mới nhất của Mỹ[19] về tội phạm bạo lực trong đó các giáo viên là mục tiêu cho thấy 7% (10% tại các trường đô thị) giáo viên năm 2003 là đối tượng bị đe doạ bởi học sinh. 5% giáo viên tại các trường đô thị bị tấn công thể chất, với những tỷ lệ thấp hơn tại các trường ngoại ô và nông thôn. Các thành viên khác trong trường cũng có nguy cơ bị tấn công bạo lực, với các lái xe buýt trường học là những người rất dễ bị nguy cơ.[20]
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, Tính đến tháng 11/2023 cả nước đã có 699 vụ bạo lực học đường với hơn 2.000 học sinh tham gia đánh nhau.[21] Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau ... Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại rất lớn của nhiều gia đình , các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội vì nó để lại hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Có một sự phân biệt giữa cách cư xử nội tâm và biểu lộ. Những cách cư xử nội tâm phản ánh sự rút lui, ức chế, lo lắng, và/hay chán nản. Cư xử nội tâm đã được tìm thấy trong một số trường hợp bạo lực thanh niên dù với một số thanh niên, chán nản đi liền với sự lạm dụng liên tục. Bởi chúng hiếm khi bộc lộ ra ngoài, các học sinh với các vấn đề nội tâm thường không được các nhân viên trong trường chú ý.[22] Những cách cư xử biểu lộ phản ánh các hành động lầm lỗi, gây hấn, và hiếu động thái quá. Không giống như những cách cư xử nội tâm, những cách cư xử biểu lộ gồm, hay liên kết trực tiếp với, các giai đoạn bạo lực. Những cách cư xử bạo lực như đấm và đá thường được học khi quan sát những người khác.[23][24] Các hành động biểu lộ diễn ra cả bên trong và bên ngoài trường học.[22]
Một số yếu tố cá nhân khác gắn liền với những mức độ gây hấn cao. Những em bắt đầu sớm thường có những hành động tồi hơn những trẻ em có những hành động chống xã hội muộn hơn.[25] IQ thấp cũng liên quan tới những mức độ hung hăng cao hơn.[26][27][28] Các phát hiện khác cho thấy ở trẻ nam các khả năng khó vận động ban đầu, những khó khăn khi chú ý, và các vấn đề về đọc thường dự đoán một hành vi chống xã hội về sau.[29]
Môi trường gia đình được cho là có đóng góp vào bạo lực học đường. Quỹ Quyền Hiến pháp cho rằng việc phải đối mặt trong thời gian dài với bạo lực súng, tình trạng nghiện rượu của cha mẹ, bạo lực gia đình, lạm dụng thể chất trẻ em, và lạm dụng tình dục trẻ em dạy cho trẻ rằng các hành động bạo lực là có thể chấp nhận.[30] Kỷ luật thô bạo của cha mẹ đi liền với những mức độ hung hăng cao hơn ở thanh niên.[31] Có một số bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với bạo lực trên vô tuyến[32][33] và, ở một mức độ nhỏ hơn, các trò chơi bạo lực[34] liên quan tới sự gia tăng tính hung hãn ở trẻ em, và sự hung hăng này lại có thể được đưa vào trường học.
Straus viện dẫn bằng chứng cho quan điểm rằng việc đối mặt với trừng phạt thân thể làm gia tăng nguy cơ hành động hung hãn ở trẻ em và trẻ vị thành niên.[35] Các phát hiện của Straus đã bị Larzelere[36] và Baumrind nghi ngờ.[37][38] Tuy nhiên, việc phân tích nhiều tác phẩm văn học về trừng phạt thân thể, cho thấy trừng phạt thân thể liên quan tới những hành vi tồi hơn ở trẻ em và thanh niên.[39] Những nghiên cứu phương pháp luận hợp lý nhất cho thấy "có những sự liên quan rõ ràng, ở một số mức độ giữa sự trừng phạt thể xác của cha mẹ và sự hung hãn của trẻ em."[40]
Mô hình tương tác xã hội của Gerald Patterson. liên quan tới sự áp đặt của người mẹ và phản ứng ngược của trẻ em với những cách cư xử cưỡng bức, cũng giải thích sự phát triển của hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ.[41][42] Trong bối cảnh này, những hành vi cưỡng bức gồm những hành vi thường bị trừng phạt (ví dụ, khóc lóc, la hét, đánh đấm vân vân). Các môi trường gia đình có lạm dụng có thể hạn chế các kỹ năng nhận thức xã hội cần thiết, ví dụ, để hiểu những ý định của người khác.[30][43] Bằng chứng dài hạn phù hợp với quan điểm rằng việc thiếu các kỹ năng nhận thức xã hội giải thích sự liên quan giữa kỷ luật khắc nghiệt của cha mẹ và hành vi hung hãn ở nhà trẻ.[44] Nghiên cứu dài hạn với cùng những trẻ em đó cho thấy những hiệu ứng giải thích một phần kéo dài cho tới tận lớp ba hay lớp bốn.[43] Lý thuyết kiểm soát của Hirschi (1969) đưa ra quan điểm rằng những trẻ em với những mối quan hệ không chặt chẽ với cha mẹ gặp nhiều nguy cơ tham gia vào hoạt động lầm lỗi và bạo lực ở trong và ngoài trường học hơn.[45] Dữ liệu nghiên cứu đan xen của Hirschi từ các sinh viên trung học bắc California phần lớn thích hợp với quan điểm này.[45] Những phát hiện từ case-control và những cuộc nghiên cứu theo chiều dọc[46][47] cũng thích hợp với quan điểm này.[31]
Môi trường lân cận và cộng đồng cũng tạo bối cảnh cho bạo lực học đường. Các cộng đồng có tỷ lệ tội phạm và sử dụng ma tuý cao dạy thanh niên những hành động cư xử bạo lực và chúng lại được mang vào trường học.[30][48][49] Tình trạng nhà cửa tồi tạn bên cạnh trường học đã được phát hiện gắn liền với bạo lực học đường.[50] Việc tấn công giáo viên dường như hay xảy ra hơn tại các trường ở gần kề các khu vực có tỷ lệ tội phạm cao.[51] Việc tiếp xúc với những người bạn hư hỏng là một yếu tố nguy cơ cho những mức độ hung hãn cao.[24][28] Nghiên cứu đã cho thấy rằng nghèo khổ và mật độ dân số cao gắn liền với những tỷ lệ bạo lực học đướng cao.[48] Những cuộc nghiên cứu theo chiều dọc dài hạn cho thấy trẻ em phải tiếp xúc với bạo lực cộng đồng,[52] gồm cả bạo lực súng,[53] trong những năm tiểu học được các bạn học và giáo viên thông báo có nguy cơ cao về hung hãn trong những năm cuối cấp. Các băng đảng trong khu vực cũng được cho là góp phần tạo ra các môi trường học đường nguy hiểm. Các băng đảng sử dụng môi trường xã hội của trường học để tuyển mộ các thành viên và tương tác với các nhóm đối địch, với việc bạo lực băng đảng được đưa từ bên ngoài vào trong trường học.[54]
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự liên quan giữa môi trường trường học với bạo lực học đường.[50][55] Những vụ tấn công giáo viên gắn liền với những nơi có tỷ lệ nam sinh cao, và một tỷ lệ cao học sinh nhận bữa trưa miễn phí hay giảm giá (một dấu hiệu của nghèo khổ).[51] Nói chung, một cộng đồng nam sinh đông, ở cấp học càng cao, một lịch sử các vấn đề vô kỷ luật cao, tỷ lệ học sinh trên giáo viên cao, và một địa điểm đô thị liên quan tới bạo lực trong các trường học.[50][56] Trong học sinh, thành tích học tập liên quan nghịch đảo với hành động chống xã hội.[17][26] Cuộc nghiên cứu của Hirschi[45] và những người khác,[31][46][47] đã được nêu ra ở đoạn trên về môi trường gia đình, cũng thích hợp với quan điểm rằng sự thiếu gắn kết với trường học đi liền với sự gia tăng nguy cơ hành vi chống xã hội.
Năm 2005 trên một chiếc xe buýt trường học tại Hạt Montgomery, Maryland, một cô bé 11 tuổi đã bị tấn công bởi một nhóm học sinh, những kẻ nhét mạnh một vật vào người cô bé.[57] Mẹ của cô bé, chứ không phải trường học, đã gọi cảnh sát, dù một nhân viên của trường đã thông báo tới bà mẹ (các học sinh không bị kết tội tấn công tình dục bởi cảnh sát thực hiện kém công việc hành chính). Năm 2008, Trường học Quận Baltimore đã không thể can thiệp một hành vi bạo lực được thực hiện chống lại một giáo viên. Một học sinh đã quay lại cảnh một người bạn của mình tấn công giáo viên nghệ thuật. Các nhân viên trong trường bỏ qua vấn đề cho tới khi đoạn video được tung lên MySpace.[58] Một số trường hợp bạo lực học đường không thu hút được sự quan tâm của chính quyền bởi các giáo viên trong trường không muốn trường mình bị coi là "không an toàn" theo Đạo luật No Child Left Behind (NCLB). Dù có hay không có NCLB, tại Hoa Kỳ, đã có một lịch sử ít thông báo các vụ việc bạo lực xảy ra trong trường học.[59]
Các vụ nổ súng trong trường học là các hình thức hiếm và không thường xuyên của bạo lực học đường. Các vụ nổ súng trong trường học chiếm chưa tới 1% các vụ bạo lực tội phạm trong các trường công, với mức trung bình 16.5 người chết mỗi năm trong giai đoạn 2001-2008.[17] Một số nhà bình luận cho rằng việc đưa tin của truyền thông khuyến khích bạo lực học đường,[60] dù một cách giải thích thường thấy là việc đưa tin chỉ tuân theo các sự kiện đang diễn ra. Ngày 16 tháng 4 năm 2007, Seung-Hui Cho giết 32 người tại Virginia Tech trước khi tự sát.[61] Có lẽ bởi việc truyền thông đưa tin quá nhiều về thảm kịch tại Virginia Tech, nhiều học sinh trên khắp Hoa Kỳ đã thực hiện các vụ tấn công bạo lực hay đe doạ làm như vậy tại trường học. Mặt khác, báo chí dường như phải nhận trách nhiệm nếu họ không đưa tin về những lời đe doạ nghiêm trọng tới sự an toàn công cộng như vụ Virginia Tech và các vụ thảm sát Columbine.
Mục tiêu của các chiến lược ngăn chặn và can thiệp là không để bạo lực học đường xảy ra. Theo CDC, ít nhất có bốn mức độ mà các chương trình ngăn chặn bạo lực có thể hành động: xã hội nói chung, cộng đồng trường học, gia đình, và cá nhân.[62]
Bạo lực học đường luôn là đề tài xã hội nóng hỏng luôn được các nhà làm phim chú trọng khai thác, đặc biệt là điện ảnh châu Á. Nếu bạn cũng quan tâm tới vấn nạn này, hãy cùng Coolmate khám phá top 23 phim bạo lực học đường ám ảnh nhất của điện ảnh Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản trong bài viết dưới đây và cùng xem các nhà làm phim đã khai thác đề tài này dưới lăng kính như thế nào nhé.