Nhà văn Thạch Lam là ai? Nhà văn Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông còn có các bút hiệu khác là Việt Sinh, Thiện Sỹ. Thạch Lam có tên khai sinh là Nguyễn Tường Sáu, nhưng khi đi học thì được cha mẹ đổi thành Nguyễn Tường Vinh. Năm ông 15 tuổi, cha mẹ ông lại làm giấy khai sinh một lần nữa, đổi tên ông thành Nguyễn Tường Lân.Thạch Lam là một nhà văn tài hoa nhưng đoản mệnh. Ông qua đời vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, khi đó ông mới 32 tuổi. Thạch lam từng thi đỗ Tú tài phần thứ nhất. Sau đó ông ra làm báo và gia nhập Tự Lực văn đoàn. Ông được phân công làm biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của nhóm Tự Lực văn đoàn. Từ tháng 2 năm 1935, ông được bổ nhiệm làm Chủ bút tờ Ngày nay.Trong văn chương, các sáng tác của Thạch Lam gần như bám sát vào đời sống thường ngày. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như:1. Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)2. Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)3. Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)4. Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)5. Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)6. Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943)7. Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.Trong cuốn Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết về nhà thơ Thạch Lam như sau: Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh ("Cô hàng xén"). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ ("Nhà mẹ Lê"). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người ("Sợi tóc"). "Ngày mới" đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. "Theo giòng" là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn "Hà Nội ba sáu phố phường" có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót.
Nhà văn Thạch Lam là ai? Nhà văn Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông còn có các bút hiệu khác là Việt Sinh, Thiện Sỹ. Thạch Lam có tên khai sinh là Nguyễn Tường Sáu, nhưng khi đi học thì được cha mẹ đổi thành Nguyễn Tường Vinh. Năm ông 15 tuổi, cha mẹ ông lại làm giấy khai sinh một lần nữa, đổi tên ông thành Nguyễn Tường Lân.Thạch Lam là một nhà văn tài hoa nhưng đoản mệnh. Ông qua đời vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, khi đó ông mới 32 tuổi. Thạch lam từng thi đỗ Tú tài phần thứ nhất. Sau đó ông ra làm báo và gia nhập Tự Lực văn đoàn. Ông được phân công làm biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của nhóm Tự Lực văn đoàn. Từ tháng 2 năm 1935, ông được bổ nhiệm làm Chủ bút tờ Ngày nay.Trong văn chương, các sáng tác của Thạch Lam gần như bám sát vào đời sống thường ngày. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như:1. Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)2. Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)3. Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)4. Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)5. Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)6. Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943)7. Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.Trong cuốn Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết về nhà thơ Thạch Lam như sau: Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh ("Cô hàng xén"). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ ("Nhà mẹ Lê"). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người ("Sợi tóc"). "Ngày mới" đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. "Theo giòng" là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn "Hà Nội ba sáu phố phường" có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót.
Nhà văn Thạch Lam cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhậtSố đo 3 vòng: đang cập nhật
Nhà văn Thạch Lam sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?Thạch Lam sinh ngày 7-7-1910, mất ngày 27/1942, hưởng thọ 32 tuổi. Nhà văn Thạch Lam sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì? Thạch Lam sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Anh sinh thuộc cung Cự Giải, cầm tinh con (giáp) chó (Canh Tuất 1910). Thạch Lam xếp hạng nổi tiếng thứ 42837 trên thế giới và thứ 39 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.
Người nổi tiếng theo ngày sinh: 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196419651966196719681969197019711972197319741975197619771978197919801981198219831984198519861987198819891990199119921993199419951996199719981999200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014201520162017201820192020
Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Thạch Lam được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Nhà văn Thạch Lam có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: [email protected]
Người cha của Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918). Ông biết chữ Hán và tiếng Pháp, làm Thông phán tại Tòa sứ. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái đầu của cụ Lê Quang Thuật. Cụ Thuật người Huế nhưng nhiều đời làm quan ở đất Bắc. Bấy giờ, tri huyện Cẩm Giàng là ông Nguyễn Tường Tiếp, quê gốc Quảng Nam, có con trai là Nguyễn Tường Nhu, đến tuổi lấy vợ. Bà mối đã giới thiệu cô Lê Thị Sâm về làm dâu họ Nguyễn Tường. Cha mẹ Thạch Lam sinh được 7 người con. Sáu trai và một gái. Thạch Lam là con thứ sáu, sinh năm Canh Tuất (1910). Bà Nguyễn Thị Thế là chị, sinh năm Kỷ Dậu (1909).
Trong khoảng mười năm đầu, cha mẹ Thạch Lam ở ấp Thái Hà. Sau đó thuê nhà ở phố Hàng Bạc, nhà số 10. Bà Thế nhớ lại, hồi về Hàng Bạc, bà mới 5 tuổi. Tính bà nhút nhát, đi đâu cũng sợ. Nhưng Thạch Lam lại bạo dạn, đi chỗ nào cũng kết bạn được ngay. Ngôi nhà ở Hàng Bạc cổ kính, tối tăm. Cửa hàng bên ngoài cho người đàn bà tên Bảy thuê. Bà Bảy không chồng con, sống một mình. Bà bán các thứ lặt vặt như dầu mỡ mắm muối tương cà.
Gia đình Thạch Lam ở giữa. Bên trong là căn buồng mà ngày cũng như đêm, đều tối om. Bên trong nữa cũng là căn buồng nhỏ. Căn này cho một ông nấu bếp cho người Pháp thuê. Khoảng sân tối đó làm hai chị em sợ ma. Một hôm, hai người chạy vào nhà trong, chị Thế chạy trước. Thạch Lam chạy sau. Bỗng Thạch Lam vấp ngã, cằm đập xuống nền gạch. Bà Thế quay lại, thấy mặt em đầy máu. Bà sợ, khóc thét lên. Nhưng Thạch Lam vẫn điềm nhiên không khóc. Bà nghĩ, có lẽ em mình sợ ma nên quên đau. Sau này, chỗ vấp ở cằm thành cái sẹo.
Ở Hàng Bạc được ít lâu, ông Thông phán nghỉ việc ở Thái Hà. Gia đình thu xếp về Cẩm Giàng. Lần đầu được đi tàu hỏa, Thạch Lam rất thích, luôn miệng hỏi, tại sao tàu chạy được? Chạy bằng gì? Người cha lại giảng giải rành rọt cho cậu con.
Ở Cẩm Giàng, bà mẹ Thạch Lam làm nhà mới ở gần ga, buôn bán thuốc lào, mua lại thóc của nông dân… Ông bà tần tảo nuôi bốn người con trai ăn học ở Hà Nội, Hải Dương. Bà Thế được học ít, phải ở nhà giúp mẹ. Sau này, có người mách, ông bố Thạch Lam sang Lào làm việc. Nhưng chỉ không đầy một năm, ông mắc bệnh, mất ở bên Lào. Bà mẹ Thạch Lam ôm đứa con út, sau này là bác sĩ Nguyễn Tường Bách, về lại Cẩm Giàng.
Ở quê buồn. Hai chị em thường có thú vui, mỗi khi có chuyến tàu Hà Nội xuống Hải Phòng, đến gần nhà, dừng lại, là chạy ra coi. Thạch Lam thường chỉ cho chị xem các bánh xe, sờ vào chỗ nhẵn, sáng bóng. Người chị thì sợ, người xung quanh cũng hoảng, nhỡ tàu chạy thì tai nạn xảy ra. Nhưng Thạch Lam vẫn bình thản. Bởi hai chị em đều biết, bao giờ tàu cũng tới đó là lùi lại chứ không bao giờ đi quá vạch vôi mà Thạch Lam đã đánh dấu.
Sau này, Thạch Lam viết truyện “Hai đứa trẻ”. Bà Thế đọc và nghĩ, không ngờ em mình "Có trí nhớ dai như thế, như chuyện em tôi tả hai chị em thức đợi chuyến tàu đêm qua rồi mới đi ngủ. Năm đó tôi mới có 9 tuổi, em tôi lên 8 mà mẹ tôi đã giao cho hai chị em tôi coi hàng. Cửa hàng chỉ có bán rượu, ít bánh khảo, thuốc lào, cốt để đưa khách quen vào trong nhà bà ngoại.
Tối đến, hai chị em phải ngủ lại để trông hàng. Hai chị em vì ở quê đã lâu nên bạo dạn. Chủ nhà là hai bà cụ đã già tóc bạc phơ hình như hai người là bạn với nhau, đều không có con, tôi cũng không rõ là ở đâu tới...". Nhưng trong truyện ngắn này, Thạch Lam còn vẽ nên khung cảnh heo hút, buồn bã của một vùng quê với nhà chị Tý bán nước chè, bác Siêu bán phở, bà cụ Thi hơi điên, nghiện rượu, cảnh cô đơn mà ấm áp của hai chị em tần tảo…
Rồi gia đình Thạch Lam lại chuyển về Thái Bình, theo chân người anh cả là Nguyễn Tường Thụy. Anh Thụy làm đốc học ở một trường có mỗi ông giáo, nhưng học trò có đến trăm người. Và Thạch Lam được đi học. Nhưng phải ở trọ. Bà Thế nhớ lại: "Một tháng sau được nghỉ lễ, bà tôi lên đón về chơi. Giở hòm quần áo ra, ôi thôi mùi mốc đưa lên tận mũi. Quần áo cái nào cũng mốc meo chẳng cái nào sạch. Hỏi, em tôi nói em không biết giặt mà chẳng có ai giặt cho em cả. Em cứ thay hết một lượt quần áo em lại mặc lại. Bà tôi chỉ cười thôi, bà bảo cũng quên không chỉ cho nó cách giặt, làm sao nó biết được. Từ bé đến giờ đã phải giặt lần nào đâu".
Tuổi thơ qua đi. Mặc dù gia đình Thạch Lam luôn sống trong cảnh nghèo túng, nhưng bà mẹ vẫn nhất quyết vay mượn cho các con ăn học đầy đủ. Tất cả đều trưởng thành, có danh tiếng và sự nghiệp. Nhưng trong bảy gia đình của những người con họ Nguyễn Tường, chỉ có gia đình Thạch Lam và gia đình bà Nguyễn Thị Thế sống đạm bạc nhất. Nhà Thạch Lam ở Hồ Tây, nhưng đều là nhà thuê.
Và hai căn nhà mà Thạch Lam thuê, đều do người chị nhượng lại. Không như những người anh, lấy vợ nhờ bà mối, Thạch Lam tự chọn vợ cho mình. Người vợ của Thạch Lam là bà Nguyễn Thị Sáu. Họ sinh được ba người con. Thạch Lam định đặt tên các con là Bạch - Đằng - Giang. Nhưng người con đầu lòng là con gái. Thạch Lam đổi tên con là Nguyễn Tường Nhung. Còn hai người con trai sau vẫn giữ nguyên tên. Nguyễn Tường Giang sau này vừa là bác sĩ vừa viết văn.
Thạch Lam viết văn, làm báo Phong hóa cùng các anh mình. Nhưng do tin người, báo Phong hóa bị người làm trộm cắp tiền bạc. Bà Thế kể, gia đình Thạch Lam rất nghèo. Mùa đông không có chăn ấm. Nhưng Thạch Lam có rất nhiều bạn như Đinh Hùng, Huyền Kiêu, Thế Lữ… Khi nhà có khách, người vợ vẫn làm cơm, đãi rượu những người bạn của chồng với nét mặt tươi sáng. Và Thạch Lam có mong ước nhỏ. Theo lời bà Thế, "Lúc nào chú cũng ao ước có một cái ghế mây có nệm ngồi êm ái, hoặc cái ghế có thể nằm hay ngồi cũng được mà chả có tiền mua. Sẵn người bạn thân biếu chú hai cái ghế mây, chú lấy làm thích lắm, ngồi cho tới khi chết".
Tết năm 1942, gia đình họ Nguyễn Tường tản mác. Thạch Lam mắc bệnh lao phổi. Bà Thế kể, sau Tết, "Thạch Lam bắt đầu yếu. Hôm chú sang chơi nhà anh Thế Lữ rồi qua tôi, thấy tôi đốt lò sưởi, chú thích quá. Chú nói bên hồ năm nay lạnh quá, chú chịu không nổi. Tôi mời chú qua đây ở, tôi sẽ nhường chú căn phòng khách có lò sưởi cho ấm, chứ nhà tôi có tiếp khách nào đâu. Nói rồi, tôi thấy nét mặt chú buồn.
Lúc tiễn chú ra cổng, tôi thấy thân hình chú mặc cái áo cẳng dài, chân bước đi như gió thoảng trên mặt đê, lòng tôi tự nhiên thấy buồn, nhưng không rõ vì sao…".
Thạch Lam bị bệnh, thích yên tĩnh. Bà Thế nhớ lại, mỗi lần sang thăm em "phải bảo mấy cháu chơi ở ngoài hoặc ra cây đa, hoặc sang sân đình. Tôi còn nhớ lần đó sang chơi, thấy chú đương ăn cơm, chú mời tôi ăn với chú một thể, nhưng tôi đã ăn rồi, chú mới hỏi mấy cháu có qua với tôi không.
Tôi bảo: "Chúng nó sợ chú nên chơi ở ngoài sân đình rồi". Chú bèn nói, gọi hết mấy cháu vào đây. Tôi và thím Sáu nhìn nhau lấy làm lạ vì đã có lần chú nói tôi có sang thì để lũ trẻ con ở nhà. Thế mà hôm nay chú lại vui vẻ gọi các cháu vào, nào là bắt ăn rồi lại mở tủ sách của chú mà xưa nay các cháu thích lắm nhưng chẳng bao giờ dám mó vào, bây giờ muốn đọc thì tha hồ mà đọc. Lúc về chú lại cho mượn đem về, hẹn phải giữ cẩn thận rồi đem qua chú đổi cho quyển khác. Tôi thấy chú cười nói, tôi cũng mừng, hay là chú đã hết bệnh rồi nên chú thay đổi tính nết. Ai ngờ là gở chết, vì theo như các cụ nói thì người đương dễ tính sẽ đổi ra khó, còn người đương khó tính sẽ đổi ra dễ, đó là điềm gở".
Thạch Lam được cả gia đình tận tình chăm sóc. Em trai Nguyễn Tường Bách đã tốt nghiệp bác sĩ, hàng ngày xuống chích thuốc cho anh, nhưng không đỡ vì nhà văn đã lao phổi nặng. Bà Thế kể, "Mẹ tôi cũng từ dưới trại lên để trông nom chú và người bếp già vì thím ấy đã gần ngày sanh. Chú gầy quá lại kêu đau mình, nên mẹ tôi lại mang cả giường lò xo lên cho chú nằm cho êm".
Rồi những giờ phút cuối cùng của Thạch Lam trước khi từ giã cõi đời, cũng đến. Bà Thế viết: "Mẹ tôi đi coi số cho chú ấy nói nếu có hai con trai thì là tận số. Hôm ấy thím sanh, nói con trai, chú chỉ thở dài nói lại con trai. Mẹ tôi thấy chú phù hai chân, biết là khó qua khỏi, nên thím ấy sanh mới được có ba ngày là cho đón về lúc buổi sáng mười giờ.
Bế thằng bé con ra cho chú coi mặt, chú bảo trông nó khỏe mạnh đấy. Tôi bắc ghế ngồi bên chú, chú bảo chị cho cái gối cao lên để em ngắm liễu, hôm nọ nó (chú người ở) chặt mất cành thấp rủ xuống, em tiếc quá. Xong chú nói em nhớ bữa cơm nguội mà hôm em đi chơi về, chị cho em ăn với cá kho và dưa chua, sao mà ngon thế, hôm nào em khỏi chị lại cho em ăn như thế.
Tôi cười nói đúng đó chú ạ, mình chỉ ăn ngon vào đúng lúc mình đói thì bữa cơm đó không có gì ăn cũng ngon, chú nhỉ. Chú lại hỏi sắp đến mùa na chưa, em thèm ăn na quá. Tôi lại bảo, tháng Sáu hoặc tháng Bảy chú ạ. Chú chỉ ao ước một bộ đồ lụa mỏng vải cúc áo dài lụa thì mẹ tôi đã may cho chú để mặc cho mát và nhẹ. Còn các thứ trái cây thì chú thích nhất là na, xoài, dưa tây ướp đá".
Khoảng 12 giờ ngày 27 tháng Sáu năm 1942, nhà văn Thạch Lam từ trần. Năm ấy nhà văn mới 32 tuổi. Mộ của ông được đặt trong nghĩa trang Hợp Thiện thuộc làng Mai Động, phía Nam Hà Nội. Sau này, nghĩa trang giải tỏa. Hài cốt của ông được chuyển lên Yên Kỳ. Năm 2004, sau nhiều lần tìm kiếm, người con út của ông là nhà văn - bác sĩ Nguyễn Tường Giang đã tìm thấy mộ cha.
Tên thật của Thạch Lam là Nguyễn Tường Vinh, ông sinh năm 1910 và mất năm 1942. Sau một thời gian, ông đổi tên thành Nguyễn Tường Lân, cuối cùng “Thạch Lam” là bút danh cuối cùng ông quyết định lựa chọn đồng hành và gắn liền với tên tuổi chính mình trên văn đàn Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX.
Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại tại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo và gia nhập nhóm Tự lực văn đoàn cùng Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo.
Các nhà văn cùng thời nhận xét Thạch Lam là người thông minh, tinh tế, đôn hậu, trầm tính. Mặc dù mất vì bạo bệnh ở độ tuổi còn khá trẻ, chất lượng các tác phẩm Thạch Lam để lại cho hậu thế vẫn còn mãi lưu truyền theo thời gian.Phong cách sáng tác nhẹ nhàng, sâu lắng, thậm chí với kết cấu truyện không có cốt truyện là đặc trưng tiêu biểu cho bút lực Thạch Lam.
Qua cách hành văn độc tôn của bản thân, Thạch Lam tạo ấn tượng sâu sắc cho độc giả bằng những truyện ngắn với lời văn tinh tế, trữ tình và giàu cảm xúc, từ đó làm nổi bật tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn của những con người nhỏ bé trước thời cuộc.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam phải kể đến như: Gió đầu mùa (1937) , Nắng trong vườn (1938), Ngày mới (1939), Sợi tóc (1942),..
II. Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”.
“Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn được in trong Tuyển tập Thạch Lam. Câu chuyện diễn ra xoay quanh lần trở về quê nhà thăm người bà của nhân vật Thanh. Khung cảnh ngày xưa tại căn nhà đã gắn liền với anh thời thơ ấu chính là chất xúc tác khiến tâm hồn anh dội vang thứ cảm xúc hoài niệm, từ mái ngói tầng tầng rêu phủ, con mèo của bà, hương hoàng lan chan lút trong buồng phổi, đến cô gái tên Nga vẫn tranh giành với anh những nụ hoa hoàng lan ngày bé đều khiến anh xốn xang khó tả. Khi kì nghỉ ngắn ngủi kết thúc, Thanh rời đi trong dư âm bồi hồi và lắng đọng của những kỉ niệm tươi đẹp của ngày xa xưa.
Đầu tiên, truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” thuộc kết cấu “truyện không cốt truyện” – một đặc trưng tiêu biểu trong ngòi bút Thạch Lam. Sau khi thưởng thức tác phẩm, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra những sự kiện gay cấn hay các tình tiết thắt mở phức tạp hay những cao trào, mâu thuẫn sẽ không xuất hiện.
Vẫn trung thành với lối hành văn tinh tế, trữ tình, giàu cảm xúc, “Dưới bóng hoàng lan” chỉ đơn thuần là sự trở về của Thanh sau thời gian xa cách với bà và với không gian khuôn viên nhà cửa bình dị, và cũng chính những điều bình dị, mộc mạc đó đã níu giữ trái tim độc giả.
Dẫu không xuất hiện biến cố nào, cốt truyện cũng chỉ nhẹ nhàng lả lướt như một cơn gió thoáng qua, tác phẩm vẫn thu hút độc giả nhờ sự tinh tế trong cách khắc họa không gian, thời gian, và những chi tiết mộc mạc với những cảm xúc bồi hồi vương vấn.
2. Lời văn mang âm hưởng thơ ca và nhạc tính:
Nhắc đến Thạch Lam, người ta thường nghĩ ngay những câu chuyện ngắn đầy nhẹ nhàng, trong trẻo giàu tính nhạc tính họa tựa như những câu thơ. Tác phẩm này cũng vậy, qua cái nhìn của nhân vật Thanh, nhà văn như muốn gửi gắm đến bạn đọc những cảm xúc, những suy nghĩ đầy quen thuộc. Đó là cảm xúc về lại mái nhà thân thương sau bao ngày xa vắng, về bên người bà yêu thương sau thời gian cách trở. Được trở về trong vòng tay yêu thương của bà nơi gian nhà xưa tịch mịch, được thả mình giữa khu vườn ngập tràn ánh sáng, lá cây rung động dưới làn gió nhẹ mang theo hương hoàng lan thoang thoảng… Đến với những trang truyện ngắn của Thạch Lam bạn đọc có thể chiêm ngưỡng một bản tình ca sâu lắng.
Mang trong mình một dạng “vân chữ riêng”, văn phong của Thạch Lam trong “Dưới bóng hoàng lan” nhẹ nhàng, thanh thoát, gợi cảm giác yên bình, thơ mộng như đang đọc một bài thơ trữ tình. Những câu văn mang nhạc tính, có sự nhịp nhàng qua cách miêu tả thiên nhiên, con người và không gian.
Những câu văn không chỉ đơn thuần là miêu tả cảnh vật mà còn mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, mượt mà, dễ chịu, như chính mình đang hòa quyện với vùng không gian thuần khiết ấy.
3. Nghệ thuật xây dựng không gian – thời gian:
Không gian trong truyện được xây dựng mang tính tĩnh, yên bình, giàu chất thơ. Thạch Lam khéo léo tạo ra sự đối lập giữa không gian náo nhiệt, bận rộn ở thành thị với không gian tĩnh lặng, thanh bình nơi làng quê. Ngôi nhà cũ, khu vườn với cây hoàng lan và giàn thiên lý là những biểu tượng cho sự an yên, nơi nhân vật chính tìm thấy sự thoải mái, nhẹ nhõm trong tâm hồn.
Chúng ta sẽ cảm nhận được sự thanh tao, nhẹ nhõm qua vùng không gian được khắc họa trong tác phẩm như mái ngói lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây nhảy múa theo chiều gió, hay cảm giác mát rượi truyền đến nơi bàn chân khi Thanh và Nga chiêm nghiệm hồi ức dưới tán hoàng lan rợp bóng,…
Mặc dù thời gian trong câu chuyện chỉ xoay quanh một ngày nghỉ ngắn của Thanh nhưng Thạch Lam đã tạo tác ra một chiều không gian rộng mở, bằng cách lồng ghép những chi tiết gợi nhớ về quá khứ và hiện tại. Sự chồng chéo giữa hiện thực và ký ức tạo ra một dòng chảy thời gian liên tục nhưng không tuyến tính, góp phần tạo nên sự nhẹ nhàng, hoài cổ cho câu chuyện. Thời gian có thể hồi cố về khoảng thời gian ba mẹ Thanh hãy còn, có thể tuôn dài như hồi ức về thời điểm cả Thanh và Nga vẫn tranh nhau những nụ hoa hoàng lan trong trẻo, có thể trở về thực tại trong đêm khi Thanh cùng bà và cô Nga hàng xóm tâm tình dưới ánh trăng đêm,…
Từ cách xây dựng không gian và thời gian độc đáo, Thạch Lam đã lôi cuốn độc giả vào một câu chuyện nhịp nhàng, hòa quyện cùng không gian thanh bình và thời gian luân chuyển, khiến độc giả bị lôi cuốn vào nội dung câu chuyện.
Chi tiết “cây hoàng lan” và “ngôi nhà và khu vườn” đây chính là hạt bụi vàng giúp tác phẩm vượt lên trên mọi bờ cõi sống mãi trong lòng độc giả, khẳng định tài năng của Thạch Lam thông qua việc tài tình sáng tác những truyện ngắn.Cây hoàng lan: Biểu tượng quan trọng trong truyện, gắn liền với ký ức tuổi thơ của Thanh và mối tình nhẹ nhàng với cô Nga. Hương hoàng lan và bóng cây tạo nên không gian thơ mộng, gần gũi, tượng trưng cho sự yên bình, hạnh phúc trong tâm hồn của Thanh khi trở về nhà. Hoa hoàng lan cũng là biểu tượng của tình cảm trong sáng và chân thành giữa Thanh và Nga, là tượng trưng cho mối tình thầm lặng, những xúc cảm bàng bạc rập rờn nhen nhóm của một chàng trai lao động xa nhà và một cô gái sẵn càng chấp nhận đợi chờ với tấm lòng thủy chung son sắt. Để khi Thanh rời đi, hương hoàng lan từ mái tóc người thiếu nữ vẫn là thực thể khiến anh vấn vương và ấn tượng sâu sắc.
Ngôi nhà và khu vườn: Biểu tượng của sự an lành, nơi trú ẩn khỏi những lo toan, ồn ào của cuộc sống. Sự hiện diện của bà cụ với mái tóc bạc và tình yêu thương là biểu tượng của sự bao dung, chở che mà Thanh luôn tìm thấy khi trở về mái ấm thân thương. Từ đó, chúng ta dễ dàng nhận ra mái nhà chính là nơi che chở khi ta ẩn náu, mỏi mệt với hiện thực, cũng chính là nơi dẫn truyền hơi ấm, là điểm tựa để chúng ta bứt phá và vững vàng trước cuộc sống hiện tại.
Thạch Lam đã thấy được và làm tốt được sứ mệnh của những người cầm bút là luôn lấy con người làm tâm điểm. Thạch Lam không miêu tả sâu về sự thay đổi hay phát triển trong tâm lý nhân vật, nhưng qua những chi tiết nhỏ, ông đã thể hiện rõ nét cảm xúc tinh tế của Thanh. Sự cảm động khi gặp lại bà, sự rung động nhẹ nhàng khi gặp Nga, hay cảm giác yên bình khi được trở về với không gian quen thuộc – tất cả đều được khắc họa qua những chi tiết tĩnh lặng, không vội vã nhưng vẫn để lại ấn tượng sâu sắc.Cảm xúc nối dài biểu lộ tâm lý nhân vật Thanh từ lúc dừng chân trước sân nhà, anh bước vào khu vườn với cảm giác thoải mái “mát hẳn cả người”, hay nghẹn ngào mãi mới cất được tiếng gọi khẽ “Bà ơi”, tựa hồ như bao nhiêu ồn ào ngoài kia đều dừng lại ở bậc cửa. Cảm giác nhỏ bé khi ở cạnh bà, bồi hồi khi hương hoàng lan chan lút trong buồng phổi, gợi nhớ mối tình thầm của anh và Nga ở quá khứ, hành động anh vén nhành cây để Nga nhặt nhạnh những hoa hoàng lan còn non trẻ, bâng khuâng khi người con gái thầm thương vẫn giắt hoàng lan lên mái tóc để tưởng nhớ mùi hương,…
“Dưới bóng hoàng lan” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của Thạch Lam, trong đó ông không cần đến những xung đột kịch tính mà vẫn tạo ra sức hút qua ngôn từ nhẹ nhàng, thi vị. Truyện ngắn này không chỉ miêu tả cảnh vật hay con người mà còn gợi lên những giá trị tinh thần sâu sắc về tình cảm gia đình, tình yêu và sự bình yên của cuộc sống thôn quê.Câu chuyện không chỉ làm lay động lòng người ở tình cảm gia đình khắn khít, mà còn là câu chuyện tình mới chớm nở đầy trong trẻo của Thanh và Nga. Dưới bóng hoàng lan họ vẫn là đôi bạn xưa nhưng giờ đây trong tim như bùng lên thứ tình cảm thầm mến mà hai người dành cho nhau.
Với truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”, Thạch Lam dù chỉ mang đến cho bạn đọc một khoảnh khắc thời gian, một mảnh chuyện đời nhỏ nhoi, bình thường nhưng ẩn sâu trong đó là những xúc cảm đẹp, những giá trị lớn lao. Đó là vẻ đẹp lấp lánh của tình người, của lòng yêu thương, vị tha được cất lên từ thứ ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị với những câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu. “Cái ngữ điệu nhỏ nhẹ và man mác thi vị, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động” đã làm nên một phong cách ngôn ngữ rất riêng, độc đáo và đặc sắc.
Biên tập chính: Hoàng DuyNội dung: Hoàng Duy, Phước Võ, Hoài Bảo, Mỹ Trúc, Tuấn Duy, Nai Ái, Uyên ViThiết kế: Hoàng Nguyên