Lịch nghỉ lễ, Tết Đài Loan năm 2024 sẽ ít hơn năm 2023 1 ngày nghỉ và chỉ có 1 ngày làm bù duy nhất trong năm. Năm 2023 có 6 ngày làm bù, chính phủ nhận được nhiều khiếu nại hơn, khiến Tổng Cục quản lý nhân sự cam kết phải đưa ra công thức tính ngày nghỉ mới. Trong 5 năm tới sẽ mỗi năm sẽ chỉ có 1 ngày làm bù, cho tới năm 2026 sẽ không có ngày nghỉ bù nữa. Năm 2024 ngày làm bù duy nhất là ngày 17 tháng 2 tức thứ 7 làm bù cho ngày 8 tháng 2 của kỳ nghỉ lễ Nguyên Đán năm 2024. Như vậy năm 2024 sẽ chỉ có 115 ngày nghỉ lễ (lao động sẽ có 116 ngày) đã bao gồm thứ 7 và chủ nhật.
Lịch nghỉ lễ, Tết Đài Loan năm 2024 sẽ ít hơn năm 2023 1 ngày nghỉ và chỉ có 1 ngày làm bù duy nhất trong năm. Năm 2023 có 6 ngày làm bù, chính phủ nhận được nhiều khiếu nại hơn, khiến Tổng Cục quản lý nhân sự cam kết phải đưa ra công thức tính ngày nghỉ mới. Trong 5 năm tới sẽ mỗi năm sẽ chỉ có 1 ngày làm bù, cho tới năm 2026 sẽ không có ngày nghỉ bù nữa. Năm 2024 ngày làm bù duy nhất là ngày 17 tháng 2 tức thứ 7 làm bù cho ngày 8 tháng 2 của kỳ nghỉ lễ Nguyên Đán năm 2024. Như vậy năm 2024 sẽ chỉ có 115 ngày nghỉ lễ (lao động sẽ có 116 ngày) đã bao gồm thứ 7 và chủ nhật.
UBND thành phố Hà Nội đã có Thông báo số 1125/TB-UBND về việc nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024.
Căn cứ thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND thành phố Hà Nội thông báo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 gồm 7 ngày liên tục (từ ngày 8/2 đến hết ngày 14/2; tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ bảy và chủ nhật hằng tuần sẽ căn cứ thực tế của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.
Người lao động không thuộc đối tượng tại thông báo này, căn cứ điều kiện thực tế, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 cho người lao động theo Khoản 5 Thông báo số 5015/TB-LĐTBXH ngày 22/11/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bảo đảm thời gian nghỉ Tết Âm lịch liền 5 ngày liên tục và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 liền 2 ngày liên tục.
Việc thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết quy định tại Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động. Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
Các dịp nghỉ lễ, Tết khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XB), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ tết Âm lịch năm 2024 từ thứ Năm ngày 8/2/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/2/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Đợt nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.
Tết Âm lịch Giáp Thìn người lao động được nghỉ liên tiếp 7 ngày.
Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 lưu ý thực hiện bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân.
Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Chỉ thị nêu: Năm 2023, mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và tinh thần chủ động, khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả, cùng với sự chung sức, đồng lòng, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã chuyển biến tích cực, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng khác trên các lĩnh vực, trong đó phấn đấu hoàn thành cao nhất tất cả các chỉ tiêu về xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế từng bước được phục hồi, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được triển khai tương đối đồng bộ, kịp thời, hiệu quả.
Để triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực vào cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương:
- Theo dõi sát, nắm chắc tình hình thị trường, chủ động chỉ đạo các địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.
Phối hợp, chỉ đạo các địa phương triển khai các chương trình bình ổn thị trường, các hoạt động kết nối cung cầu, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp Tết, có kế hoạch bảo đảm nguồn hàng, cung ứng liên tục, đầy đủ cho thị trường với giá hợp lý.
- Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, đầu cơ găm hàng, niêm yết giá, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ,… chú trọng các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lân thương mại tại các khu vực biên giới, cảng hàng không, các kho hàng, điểm tập kết hàng hóa…
- Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có phương án bảo đảm nguồn cung năng lượng như điện, xăng dầu cho thị trường trong nước giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tuyệt đối không để thiếu hụt trong mọi tình huống; tiếp tục tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động cung ứng điện, kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng để góp phần ổn định thị trường, phục vụ cho Nhân dân; phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các đơn vị bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân, không để thiếu điện trong mọi tình huống.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình khuyến mại trên toàn quốc, bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật; phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết, kịp thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá những vấn đề phát sinh, gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết (như chất nổ, pháo nổ, vũ khí, hàng hóa vi phạm môi trường, thuốc lá, rượu bia, gia cầm, thực phẩm…).
Đẩy mạnh việc thu ngân sách nhất là thu qua hóa đơn điện tử các mặt hàng như xăng dầu, hàng ăn. Kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước, nợ công, tài sản công; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ, không để người dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt.