Những người khi có tâm trạng không được tốt, đang có nỗi buồn ẩn sâu bên trong thường sẽ rất nhạy cảm. Nếu bạn nói những câu không khéo léo hoặc gửi những lời chia buồn không phù hợp sẽ khiến họ rất dễ khó chịu. Và trong bài viết dưới đây, Học tiếng anh trên mạng E-Talk sẽ gửi tới bạn đọc một số lời chia buồn bằng tiếng Anh hay, ý nghĩa. Hy vọng đây sẽ là liều thuốc tinh thần giúp cho người thân, bạn bè của bạn vui vẻ hơn!
Những người khi có tâm trạng không được tốt, đang có nỗi buồn ẩn sâu bên trong thường sẽ rất nhạy cảm. Nếu bạn nói những câu không khéo léo hoặc gửi những lời chia buồn không phù hợp sẽ khiến họ rất dễ khó chịu. Và trong bài viết dưới đây, Học tiếng anh trên mạng E-Talk sẽ gửi tới bạn đọc một số lời chia buồn bằng tiếng Anh hay, ý nghĩa. Hy vọng đây sẽ là liều thuốc tinh thần giúp cho người thân, bạn bè của bạn vui vẻ hơn!
Đôi khi không cần quá dài dòng, những lời chia buồn tiếng Anh ngắn gọn cũng đủ để người khác cảm nhận được tấm lòng của bạn. Trong một số trường hợp, việc đưa ra những mẫu câu ngắn gọn được xem là hướng đi lý tưởng hơn cả. Bởi lẽ trước những nỗi buồn, chúng ta thường không thích nghe những lời quá dài dòng văn tự. Dưới đây là tổng hợp một số lời chia buồn tiếng Anh ngắn gọn, súc tích và ý nghĩa bạn có thể tham khảo:
Nói gì với một người mất đi người thân quả thực là vấn đề nhạy cảm và khó nói. Làm sao để gửi tới họ những lời chia buồn chân thành từ trái tim là một điều vô cùng quan trọng. Có rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể gửi lời chia buồn đến bạn bè, thành viên gia đình, hàng xóm hoặc đồng nghiệp khi họ đang gặp phải nỗi buồn.
Tuy nhiên khi gửi lời chia buồn bằng tiếng Anh, thay vì sử dụng những câu đã vô cùng quen thuộc như “we’re deeply saddened” (Chúng tôi vô cùng đau buồn) hay “Rest In Peace” (Xin hãy an nghỉ) thì cũng còn có rất nhiều mẫu câu khác nhau để bạn có thể bày tỏ được sự cảm thông của mình. Dưới đây là một số lời chia buồn tiếng Anh trong trường hợp trang trọng hay, ý nghĩa bạn có thể tham khảo:
Mặc dù trong hoàn cảnh đời thường, những lời chia buồn được nói ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là phải thể hiện được sự tôn trọng cũng như lịch sự. Tránh vì nghĩ ở ngữ cảnh đời thường nói sao cũng được bởi nó sẽ dễ khiến người nghe cảm thấy không được tôn trọng và tổn thương hơn. Dưới đây là một số lời chia buồn tiếng Anh trong đời thường bạn có thể tham khảo:
Sức mạnh tinh thần luôn được xem là vũ khí đắc lực giúp bạn vượt qua được những khó khăn, nỗi buồn trong cuộc sống. Chỉ cần bản thân luôn giữ cho mình một tinh thần thép, luôn lạc quan dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa thì chắc chắn cuộc sống sẽ “dễ thở” và thoải mái, vui vẻ hơn rất nhiều. Theo đó tự tặng bản thân những câu nói an ủi có thể giúp bạn xóa tan đi muộn phiền vô cùng hiệu quả đấy! Và dưới đây là một số câu nói tự an ủi bản thân bằng tiếng Anh hay, ý nghĩa mà E-Talk muốn chia sẻ tới bạn đọc:
Tất cả chúng ta đều phải trải qua những ngày tốt và xấu, những ngày đầy niềm vui và nỗi buồn trong cuộc hành trình của mình. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, dù cuộc sống có ném bạn vào những nghịch cảnh tồi tệ thế nào đi chăng nữa thì điều quan trọng là bạn không được phép cho mình gục ngã, buông xuôi. Đứng lên sau những nỗi buồn, khó khăn và giữ cho mình một tinh thần chiến binh vì “ánh sáng luôn ở cuối con đường”!
Trên đây là tổng hợp những lời chia buồn bằng tiếng Anh hay, ý nghĩa trong nhiều hoàn cảnh khác nhau cũng như một số câu nói tự an ủi bản thân mà E-Talk muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng đó sẽ là liều thuốc tinh thần giúp bạn, bạn bè và người thân của bạn vượt qua những nỗi buồn và có một cuộc sống vui vẻ hơn!
Với khoảng 700.000 vị trí việc làm cần tuyển dụng còn trống, tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Đức đã giảm xuống còn khoảng 0,7% từ mức khoảng 2% trong những năm 1980 và có thể tiếp tục giảm xuống còn 0,5% nếu nước này không giải quyết được vấn đề thiếu lao động. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho rằng thách thức nghiêm trọng nhất đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu này là tốc độ tăng trưởng bị hạn chế do thiếu hụt lực lượng lao động.
Trong bối cảnh trên, Bộ trưởng Habeck đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thu hút người nhập cư tham gia vào lực lượng lao động nước này, mà trong đó sinh viên quốc tế có thể là một phần lời giải cho bài toán thiếu lao động tại Đức.
Theo báo cáo về sinh viên quốc tế của Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) hồi tháng 9/2023, năm học 2022-2023 có hơn 458.000 sinh viên quốc tế theo học tại nước này. Xét theo quốc tịch, sinh viên Ấn Độ đông nhất với hơn 42.000 người, tăng gấp ba lần so với 7 năm trước; tiếp đó là đến sinh viên Trung Quốc với hơn 39.000 người. Việt Nam có hơn 4.600 sinh viên theo học tại Đức.
Người phát ngôn DAAD, Michael Flacke, cho biết sinh viên quốc tế chiếm khoảng 14% trong tổng số sinh viên theo học ở nước này. Sinh viên quốc tế thường được cho là “những người nhập cư lý tưởng” vì họ đã trải qua thời gian sống ở Đức và học ngôn ngữ nước này.
Trong khi đó, Enzo Weber, chuyên gia nghiên cứu về việc làm tại Đại học Regensburg, cho biết việc khai thác nguồn nhân tài quốc tế trở nên cần thiết trong bối cảnh Đức đang phải đối mặt với dân số già và thiếu lao động lành nghề. Ông cho rằng việc chính phủ Đức mới đây tạo các cơ hội cho sinh viên quốc tế không chỉ nhằm mục đích thu hút những cá nhân có tay nghề mà còn nuôi dưỡng nguồn nhân tài cho lực lượng lao động nước này.
Gần đây, Đức đã nới lỏng hàng loạt quy định đối với sinh viên quốc tế, như cho phép sinh viên làm thêm 140 ngày/năm, hạ tiêu chuẩn về độ tuổi làm thêm cũng như tiêu chuẩn về tiếng Đức đối với sinh viên học nghề, tăng thời gian làm thêm tối đa của sinh viên quốc tế lên tới 20 giờ/tuần, so với 10 giờ/tuần trước đây. Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức cho biết việc nới lỏng các quy định này tạo ra sự linh hoạt, giúp sinh viên quốc tế đảm bảo cuộc sống và chuyển sang thị trường lao động dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc này cũng khiến Đức trở thành địa điểm hấp dẫn nhiều sinh viên quốc tế đến học và ở lại sau tốt nghiệp với tư cách là lao động có trình độ.
Suryansh, 35 tuổi, đang theo đuổi bằng tiến sĩ khoa học vật liệu tính toán và vật lý nano lý thuyết tại Đại học Công nghệ Dresden cho rằng những quy định mới tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc vừa học vừa có thể đi làm thêm. Anh nói: “Nếu bạn có kỹ năng và chứng chỉ phù hợp, cùng mức lương xứng đáng, cuộc sống ở Đức sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và đây có thể là một lựa chọn để trở thành thường trú nhân ở nước này".
Theo Study in Germany, trang thông tin về du học Đức, gần 70% sinh viên quốc tế muốn ở lại kiếm việc sau khi tốt nghiệp.
Tại Đức, tình trạng thiếu lao động có tay nghề đặc biệt nghiêm trọng trong ngành công nghệ thông tin và kỹ thuật. Người phát ngôn DAAD, Michael Flacke, cho biết sinh viên Ấn Độ đăng ký các khóa học về công nghệ thông tin và kỹ thuật với tỷ lệ trên mức trung bình, khiến họ trở thành một lực lượng quan trọng đối với thị trường lao động, có thể giúp nước Đức duy trì lợi thế về lĩnh vực này trong cạnh tranh toàn cầu. Ví dụ, Mohammad Rahman Khan, sinh viên 26 tuổi đến từ Ấn Độ, đã chọn Đại học Leibniz Hannover để theo đuổi ngành cơ điện tử và robot.
Trong khi đó, chuyên gia Weber cho rằng ngành kỹ thuật của Đức đang có nhu cầu cao về các chuyên gia lành nghề, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi do số hóa trong các lĩnh vực như máy móc và năng lượng. Ông giải thích: “Với tình trạng khan hiếm lao động và dân số giảm, nhân tài quốc tế trở thành yếu tố quan trọng để duy trì khả năng cạnh tranh của Đức”. Do vậy, việc thu hút và giữ chân những cá nhân có tay nghề trong lĩnh vực kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu lực lượng lao động của ngành công nghiệp Đức đóng vai trò rất quan trọng.
Tuy nhiên, nước Đức vẫn còn rất nhiều việc phải làm để thu hút lực lượng này. Các trường đại học và nhà tuyển dụng cần thực hiện các biện pháp chủ động để đảm bảo sinh viên chuyển tiếp vào lực lượng lao động một cách suôn sẻ. Sinh viên vẫn cần sự rõ ràng về mặt pháp lý để có thể ở lại nước Đức sau khi học xong và có được hợp đồng lao động.
Để làm được như vậy, chuyên gia Weber cho rằng nước Đức cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác như Canada, thiết lập các kênh liên lạc rõ ràng, giải quyết các thủ tục pháp lý một cách hiệu quả và cung cấp thông tin rõ ràng cho sinh viên quốc tế về việc ở lại sau khi học. Ngoài ra, chính phủ Đức cần phải làm cho luật nhập cư trở nên cạnh tranh và dễ tiếp cận, hợp lý hóa các quy trình, đưa ra các lựa chọn thị thực đa dạng và thúc đẩy sự hội nhập liền mạch cho sinh viên và người lao động quốc tế.
Nền kinh tế Đức đang phải cạnh tranh rất mạnh với các nước công nghệ phát triển cao, cả các nền kinh tế mới nổi cũng như trong Liên minh châu Âu (EU). Do vậy, việc nâng cao tính cạnh tranh trong thu hút nhân lực (nhất là lực lượng sinh viên quốc tế) và vật lực là bước đi quan trọng sống còn đối với nước Đức để bù đắp cho lỗ hổng nhân sự trẻ, trình độ cao, từng bước gỡ bỏ rào cản trên chặng đường phục hồi và phát triển kinh tế của nước này.
Theo cáo buộc, Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam (Công ty Vinacom) có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung ứng và quản lý nguồn lao động. Ngày 28-11-2014, Công ty Vinacom được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tháng 9-2016, Công ty Vinacom ký hợp đồng lao động với Đào Quốc Vinh (SN 1983), trú ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Nhiệm vụ của Vinh là hỗ trợ công ty tìm kiếm đối tác có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam đi lao động tại Nhật Bản để giới thiệu cho doanh nghiệp và tư vấn thực tập sinh trong phạm vi cho phép.
Xuất khẩu lao động cần thận trọng, tìm hiểu kỹ càng để tránh bị lừa đảo.
Đến tháng 6-2019, Đào Quốc Vinh thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam (Công ty Dịch vụ Vinacom) với ngành nghề kinh doanh lĩnh vực đào tạo và thương mại. Công ty Dịch vụ Vinacom không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngày 1-7-2019, Công ty Vinacom chấm đứt hợp đồng lao động với Vinh. Tuy nhiên, công ty này vẫn ký biên bản thỏa thuận với nội dung, Vinh tiếp tục tìm kiếm đối tác Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam để giới thiệu cho doanh nghiệp này.
Về phía Vinh, sau khi thành lập công ty của riêng mình, anh ta đã thuê Lương Thị Hoài làm cộng tác viên với mức lương 5 triệu đồng/ tháng (không có hợp đồng lao động). Theo thỏa thuận, Hoài có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu đơn hàng thực tập sinh của công ty cho các lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, thu hồ sơ và thu tiền làm hồ sơ xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Nếu xuất khẩu lao động thành công, Hoài sẽ được Vinh trả thêm tiền hoa hồng.
Quá trình thực hiện công việc, Hoài đưa ra thông tin gian dối, giới thiệu với các khách hàng rằng bị can là nhân viên của Công ty Vinacom, có khả năng đưa người đi lao động tại Nhật Bản theo diện Visa với chi phí từ 6.000 USD đến 7.800 USD/ người.
Người lao động sẽ nộp tiền thành 2 đợt. Thời gian xuất cảnh dự kiến từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và nộp tiền. Hoài trực tiếp nhận hồ sơ hoặc nhận hồ sơ thông qua người môi giới.
Từ tháng 8-2019 đến tháng 4-2020, Lương Thị Hoài đã tư vấn, giới thiệu nhiều đơn hàng đi lao động tại Nhật Bản, trực tiếp nhận 14 bộ hồ sơ và nhận tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng của 14 người có nhua cầu xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
Sau khi nhận hồ sơ và tiền của 14 người, Hoài chỉ chuyển 1 bộ hồ sơ và số tiền 10 triệu đồng cho Đào Quốc Vinh. 13 bộ hồ sơ và số tiền còn lại, Hoài không liên hệ với cơ quan, tổ chức nào để các bị hại được xuất khẩu lao động theo thỏa thuận mà chiếm đoạt chi tiêu cá nhân.
Trong số 14 bị hại trên có các chị H.T.L (SN 1996, ở Ninh Bình), chị T.T.T.M (SN 1990, ở Vĩnh Phúc) và anh T.D.N (SN 1992, ở Phú Thọ).
Theo cáo trạng, thông qua mối quan hệ xã hội, 3 bị hại trên quen biết với Lương Thị Hoài. Bị can giới thiệu bản thân có khả năng tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản với mức chi phí từ 6.000 USD đến 7.800 USD/người, thời gian được xuất cảnh từ 4 đến 6 tháng. Người lao động trực tiếp nộp hồ sơ và tiền để Hoài làm các thủ tục xuất ngoại.
Tin tưởng thông tin Hoài giới thiệu, từ ngày 16-8-2019 đến ngày 3-12-2019, 3 bị hại trên đã trực tiếp đến Công ty Dịch vụ Vinacom đưa hồ sơ và tổng số tiền 286 triệu đồng cho bị can. Sau khi nhận hồ sơ và tiền của 3 bị hại trên, Hoài chỉ chuyển cho anh Đào Quốc Vinh bộ hồ sơ của anh N và 10 triệu đồng.
Số hồ sơ và số tiền còn lại, Hoài không nộp, không liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân nào để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động cho 3 bị hại nêu trên. Quá hạn cam kết, các bị hại không được đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản nên làm đơn tố giác hành vi lừa đảo.