Hà Nội Dấu Yêu

Hà Nội Dấu Yêu

Yêu Hà Nội Yêu Hà Nội cháu yêu Hà Nội, yêu mẹ cha yêu mái nhà thân thiết, bạn bè vui cô giáo, hiền nơi đây có nhiêu người cháu yêu. Yêu bờ hồ có Tháp Rùa xinh, sông Hồng reo cho bốn mùa tươi thắm, vào trong lăng thăm Bác Hồ nơi đây có bao nhiêu người mến yêu.

Yêu Hà Nội Yêu Hà Nội cháu yêu Hà Nội, yêu mẹ cha yêu mái nhà thân thiết, bạn bè vui cô giáo, hiền nơi đây có nhiêu người cháu yêu. Yêu bờ hồ có Tháp Rùa xinh, sông Hồng reo cho bốn mùa tươi thắm, vào trong lăng thăm Bác Hồ nơi đây có bao nhiêu người mến yêu.

Ông Hà Huy Quang - Phó Chủ tịch UBND- huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết, trong thời gian tới Huyện sẽ yêu cầu các chủ đầu tư phải chốt tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai dự án. Dự án nào quá chậm sẽ có kiến nghị với Thành phố để xử lý.

Trên địa bàn huyện Mê Linh hiện có khoảng 50 dự án bất động lớn với quy mô từ 10 ha cho đến cả 100 ha. Tuy nhiên, sau nhiều năm giao đất, hầu hết các dự án tại đây đều đang bị bỏ hoang hóa. Nhìn hàng trăm ha đất trồng hoa, trồng lúa sau khi được chủ đầu tư thu hồi đã trở thành bãi cỏ dại nhiều người không khỏi xót xa.

Trao đổi với PV về nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các dự án, ông Hà Huy Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, hiện trên địa bàn huyện gần 50 dự án bất động sản. Hầu hết các dự án này đều được phê duyệt theo quyết định của tỉnh Vĩnh Phúc (cũ), Hà Nội chưa quyết định một dự án nào.

Trước trào lưu, xu hướng muốn kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện các nhà đầu tư vào địa bàn huyện Mê Linh, Chính phủ đã quyết định phê duyệt chiến lược riêng phát triển huyện Mê Linh trở thành đô thị trung tâm. Do vậy, hầu hết đất đai tại khu vực này hiện đã có chủ.

Trong đợt rà soát từ cuối năm ngoái, UBND TP Hà Nội đã cho phép 8 dự án đô thị/50 dự án được triển khai ngay. Đây đều là những dự án nhỏ, đủ thủ tục. Còn lại, tất cả các dự án lớn đều phải chờ để điều chỉnh quy hoạch. Đến thời điểm này, quy hoạch chung đã được thông qua, hiện nay thành phố chỉ đạo các Sở ban ngành làm quy hoạch phân khu N1, N2 cộng với 1 quy hoạch vành đai xanh (GN).

Trong đó, tất cả các đô thị này nằm trong phân khu N1, hiện nay các dự án đang phải chờ song hành phê duyệt phân khu N1. Nhiều khả năng trong tháng 8, Thành phố sẽ đề nghị lập quy hoạch 1/500 cho các dự án. Căn cứ vào đó, mới biết được dự án nào sẽ được triển khai tiếp.

Theo ông Quang, trước thực trạng dự án bị bỏ hoang, gây bức xúc dư luận, Huyện rất muốn xử lý song còn nhiều vướng mắc. Trước mắt, Huyện chỉ có thể yêu cầu doanh nghiệp báo cáo, đôn đốc, rà soát tiến độ dự án. Huyện sẽ mời các doanh nghiệp đến, đề nghị họ chốt tiến độ những việc giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai dự án. Sau đó, tổng hợp báo cáo thành phố, nếu dự án triển khai quá chậm so với thời hạn thành phố cấp phép thì đề xuất Thành phố xử lý.

Đình Yên Lão Thị được xây dựng trên địa thế đẹp. Tuy hiện nay, kiến trúc cổ không còn, song với những hiện vật và tư liệu lưu giữ được, đình Yên Lão Thị đã cung cấp cho chúng ta những thông tin quý, giúp cho công tác nghiên cứu về mỹ thuật cổ dân gian, về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Đình Yên Lão Thị thuộc thôn Yên Lão Thị, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Đình Yên Lão Thị được xây dựng trên một khu đất đẹp, thoáng mát, giáp đê sông Hồng. Phía trước có sân lát gạch, phía sau có ao. Cổng đình gồm sáu trụ lớn nhỏ gắn kết với nhau bằng các bức tường xây tạo thành 3 lối vào rộng. Lối đi chính được tạo nên bởi hai trụ lớn nhất, thân trụ đắp các hình tứ linh và hổ phù. Hai bên cổng chính là hai cổng phụ xây vòm cuốn, mái hai tầng, hai bên bố trí hai trụ nhỏ đỉnh tạc hình nghê. Trên tất cả các bức tường xây ở cổng đều trang trí hình rồng và hoa lá.

Kiến trúc đình hình chữ “đinh” gồm Đại đình 9 gian, Hậu cung 3 gian. Kết cấu vì kèo của đình làm kiểu quá giang gối tường, mái cầu phong ly tô lợp ngói móc.

Về lịch sử xây dựng, theo những người cao tuổi của làng kể lại thì đình ngày xưa có quy mô kiến trúc rất đồ sộ, từng nổi tiếng trong vùng. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đình chịu ảnh hưởng trực tiếp của bom đạn nên không còn nguyên vẹn. Đến năm 1971, địa phương đã dỡ đình, lấy vật liệu dựng hội trường hợp tác xã. Năm 1998, nhân dân tu sửa lại đình với kiểu dáng kiến trúc như ngày hôm nay.

Bài trí thờ tự của đình được tập trung ở khu vực Hậu cung. Phía trước Hậu cung đặt một án gian, hai đầu treo hai câu đối và hai bức hoành phi.

Hiện nay, đình Yên Lão Thị còn lưu giữ được bộ đồ gỗ thờ gồm 4 cỗ kiệu bát cống, 4 ngai thờ sơn son thếp vàng rực rỡ, giữa lòng ngai có bài vị thờ tự của thần bằng chữ Hán; 3 bức hoành phi: một bức nền gỗ sơn then, chữ Hán khảm trai; một bức nền khắc triện gấm thếp vàng, chữ Hán sơn then; một bức nền gỗ sơn son, chữ Hán thếp vàng; hai câu đối sơn son thếp vàng, hai bộ chấp kích, một số đài rượu, đèn, nến.

- Đồ đồng: một bộ tam sự gồm một đỉnh, hai cây nến.

- Đồ gốm sứ: bốn nậm rượu và hai bát gốm thời Nguyễn, hai đĩa, hai bát gốm thời Thanh, hai choé đựng nước cỡ lớn.

Ngoài ra, đình còn giữ một quyển văn tế, một quyển Ngọc phả và bảy bản sắc phong do các triều đại phong kiến ban cho các vị thần vào những năm 1849, 1857, 1887, 1740 (4 bản).

Đình Yên Lão Thị thờ năm vị Thành hoàng: ba vị là Phạm Trung, Phạm Túc, Phạm Hoà đều là tướng thời An Dương Vương có công đánh giặc Triệu Đà bảo vệ đất nước; Trần Lan và Trần Ngọc là hai lương y tài năng, đức độ của thế kỷ thứ VI.

Đình Yên Lão Thị được xây dựng trên địa thế đẹp. Tuy hiện nay, kiến trúc cổ không còn, song với những hiện vật và tư liệu lưu giữ được, đình Yên Lão Thị đã cung cấp cho chúng ta những thông tin quý, giúp cho công tác nghiên cứu về mỹ thuật cổ dân gian, về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Đình Yên Lão Thị được Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2001.

Vũ Thị Ánh Nguyệt sinh ra và lớn lên bên con sông Cà Lồ, bao quanh thôn Thái Lai, xã Tiến Thắng, Mê Linh, Hà Nội

Làng Thái Lai, xã Tiến Thắng trước năm 1970 có trồng được giống rau cải bẹ cao to, xanh nõn. Khi cây được năm sáu lá, người ta tỉa bớt lá làm rau ăn bình thường. Khi cây cao độ ba gang tay, trên ngọn xuất hiện những chùm nụ thì người ta cắt phần ngọn gọi là vồng cải gồm ba bốn lá non và chồi nụ để luộc hoặc nấu canh; phần còn lại là lá già dùng để muối dưa.

Vồng cải luộc đã ngon nhưng dùng nấu canh cá rô thì ngon vô cùng. Người ta rửa sạch rau rồi thái nhỏ. Cá rô nướng chín, gỡ lấy thịt, bỏ xương. Đổ nước vào nồi, cho nước mắm cua thay muối, đun sôi rồi cho cá, cho rau vào đun chín nhừ. Cho rau thì là đã thái nhỏ, một nhánh gừng đã đập nát vào nồi, đảo đều rồi vớt ra ngay.

Mùa đông, ăn canh rau cải này vừa có vị ngọt của vồng cải, vị ngọt của cá rô nướng, vừa có hương thơm của thìa là, vị cay cay của gừng nóng ran cả người, rất sướng!

Trước kia, người làng Yên Bài, xã Tự Lập trồng khoai nước vừa dùng làm lương thực phụ vừa làm thực phẩm. Người ta dùng tất cả các bộ phận của cây khoai nước chế biến nhiều món ăn ngon lành.

Khoai nước luộc hoặc bồi: Nếu luộc thì phải cắt hết rễ, cạo vỏ, rửa sạch nồi cho vào nồi luộc kỹ (nếu luộc sống, ăn rất ngứa). Thông thường người ta bồi, chỉ cắt rễ, không cần cạo vỏ, rửa sạch cho vào nồi rồi đặt nồi vào bếp tro, quấn rơm xung quanh nồi, quấn thật chặt rồi nỏi lửa.

Khi rơm cháy to đổ trấu lên (kín cả vung nồi) rồi ấp tro bếp lại. Sau 10 giờ (từ tối hôm trước đến sáng hôm sau) bắc nồi ra, đổ khoai vào rổ thưa, để nguội, ăn với muối vừng, muối lạc hoặc chấm mật, ăn no mà không chán.

Món khoai kho: Món khoai được hái về, rửa sạch, xếp vào nồi đất. Cho nước, tương vào xăm xắp mon rồi đun kỹ đến khi mon chín. Chú ý từ lúc bắt đầu đun đến khi mon chín, không được dùng đũa đảo, nếu đảo đủa, ăn mon sẽ ngứa. Để mon khoai thêm ngon miệng, có thể cho thêm một thìa mỡ lợn. Cũng có thể lấy nhân giã nhỏ, xếp một lượt mon, một lượt lạc rồi kho. Nếu được cá rô, chạch chấu kho cùng thì lại càng ngon. Nhớ đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn chỉ còn mon với cá khô thì thôi.

Món “sừng bò” khoai nước: Gọi là “sừng bò” vì nó là mâm khoai có hình giống sừng con bò. Cách ươm “sừng bò” như sau: bứng cả vầng khoai, cắt hết dọc sát mặt củ khoai, úp ngược cả vầng khoai xuống đất, vầng nọ úp lên vầng kia thành đống. Một thời gian sau, mầm khoai phát triển, không đâm xuống phía dưới được mà phải vòng lên, lách qua các kẽ hở, ngoi về hướng có ánh sáng nên có dáng cong như sừng bò. Khi ấy, người ta lật các vầng khoai lên, cắt lấy “sừng bò”; rồi lại úp các vầng khoai xuống để tiếp tục lấy “sừng bò” lần khác.

Vì không được tiếp xúc với ánh sáng nên mầm khoai rất mập, chiếc to bằng ống nứa tép, chiếc bé cũng bằng ngón tay trỏ, màu trắng nõn nà. “Sừng bò” cũng kho như mon thường với tương, với lạc hay với cá. Nó ngấm đủ các chất, ăn miếng sừng bò ngon hơn cả miếng cá.

Dọc khoai kho: Dọc khoai dùng để nuôi lợn là chính nhưng người ta vẫn chế biến được thành món ăn ngon miệng. Dọc khoai được tước hết vỏ tơ bên ngoài, chẻ dọc làm tư, cắt ngắn khoảng 5 – 7cm, đem phơi nắng cho khô rồi cất đi ăn dần. Thường được kho với cua đồng, cá tép. Chỉ cần mổ cá, làm cho cua sạch, cho vào nồi lẫn dọc khoai khô đã rửa hết bụi bậm. Tra tương, mỡ nước, lá nghệ thái nhỏ, đổ nước xăm xắp rồi đun kỹ đến khi cạn nước là được.

Các món ăn dân dã này bây giờ ít nơi có, nên đã trở thành món ăn hấp dẫn ở các nhà hàng đặc sản.

Nguyên liệu cho một chiếc giò là: đỗ xanh 1 kg, thịt mỡ lợn 100 g, lạc nhân 100g, nước mắm ngon nửa bát con. Cách làm cũng đơn giản: đỗ xanh ngâm nước, đãi sạch vỏ để ráo nước rồi cho vào cối giã thật nhỏ biến. Cho mỡ lợn thái hạt lựu vào cối, tiếp tục giã với đỗ cho thật nhuyền. Cho lạc nhân và nước mắm vào trộn đền rồi gói bằng lá chuối non đã hơ qua lửa. Sau đó, luộc kỹ  độ ba giờ liền là được.

Khoanh giò đỗ có màu vàng nhạt, bề mặt mịn có những nhân lạc điểm như hoa nở trên cánh đồng lúa sắp chín. Khi ăn giò, cắn nhẹ một miếng, đỗ đã tan đều trong miệng, người ăn cảm nhận đủ mùi vị bùi, thơm, béo, ngọt của các sản vật quê nhà.