TRỊNH CHÂU – KHAI PHONG – ĐĂNG PHONG
TRỊNH CHÂU – KHAI PHONG – ĐĂNG PHONG
+ Buổi sáng, đoàn dùng điểm tâm tại khách sạn và làm thủ tục trả phòng, đến giờ hẹn xe và HDV đón Đoàn về Đăng Phong tham quan:
- Thiếu Lâm Tự - một quần thể kiến trúc rộng lớn với những công trình đáng chú ý như Tam Môn, Đại Hùng Bảo Điện, Tạng Kinh Các, Lục Tổ Đường, Đình Đạt Ma... trên diện tích khoảng 60.000m2. Thiếu Lâm Tự trong tiếng Hán có nghĩa là “ngôi chùa trong rừng gần đỉnh núi Thiếu Thất”, thuộc dãy Tung Sơn, thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam. Thiếu Lâm Tự là nơi sản sinh môn võ thuật Kungfu và Thiền Phật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đường lên Thiếu Lâm Tự phong cảnh rất hùng vĩ với núi cao, đèo sâu và rất nhiều cây tùng, bách bao quanh (bao gồm vé xe điện 1 chiều). Đoàn tham quan:
- Đại Hùng Bảo Điện là điện chính của ngôi chùa. Trong góc sân điện, du khách được chiêm ngưỡng những bia đá ghi công đức của những người có đóng góp cho ngôi chùa và phía trước là một cây ngân hạnh cổ thụ chi chít lỗ thủng. Tương truyền, đó chính là nơi các nhà sư Thiếu Lâm từng tập luyện Nhất dương chỉ (một môn võ bí truyền sử dụng lực bắn qua ngón tay để tấn công đối thủ) và những lỗ thủng chính là dấu vết còn lưu lại của Nhất dương chỉ.
- Tàng Kinh Các – một cái tên thường xuyên được nhắc đến trong các tiểu thuyết chưởng trường thiên. Đây là nơi lưu giữ các bộ kinh, sách quý giá về Phật pháp, võ thuật của Thiếu Lâm Tự.
- Lập Tuyết Đình – phòng của Đạt Ma sư tổ, người được xem là vị tổ của Thiền tông Trung Hoa. Sau khi Đạt Ma sư tổ đến chùa Thiếu Lâm, Ngài ngồi thiền 9 năm (cửu niên diện bích), sáng chế ra các phương pháp tập luyện võ công: Thập bát La hán chưởng, đây là môn võ kinh điển và tồn tại cho đến ngày nay.
- Khu Rừng Tháp có tuổi đời cổ nhất lên đến 1300 năm, là nơi lưu giữ hài cốt các sư trụ trì sau khi được tiến hành hỏa thiêu. Khu mộ dành cho các nhà sư có công với chùa, nằm trên đồi cao với 232 ngọn tháp. La Hán Điện với bức bích họa mô tả 500 vị La Hán sự tôn kính với đức Phật.
Xem các nhà sư trong chùa biểu diễn Kungfu Thiếu Lâm thể hiện công phu với những bài côn, quyền, khí công độc nhất vô nhị, khiến ai chiêm ngưỡng cũng trầm trồ thán phục và công nhận vì sao Thiếu Lâm được vinh danh trong làng võ học.
+ Buổi trưa, Quý khách dùng bữa tại nhà hàng địa phương, khởi hành đi Trịnh Châu và tiếp tục tham quan:
- Khai Phong Phủ - được xem như là toà án của nhà Tống với Bao Công là vị quan thanh liêm, mẫu mực can đảm chống lại các thế lực đen tối nhũng nhiễu dân lành – rất quen thuộc với du khách Việt Nam trong bộ phim Bao Thanh Thiên. Đây là một kiến trúc đồ sộ rộng 60 hecta gồm nhiều khu vực như sân, thành lầu, nơi làm việc, nhà nghỉ, nhà lao... nhưng thật không may là toàn bộ khối kiến trúc này đã bị nước lũ sông Hoàng Hà cuốn trôi. Công trình này đã được phục dựng và Khai Phong Phủ là một trong những công trình đạt giải phục cổ đẹp nhất Trung Hoa. Đến đây, Quý khách sẽ có cơ hội xem các buổi biểu diễn diễn lại các sự tích về Bao Công, tận mắt tham quan nơi làm việc và 3 bộ Trảm của Bao Công với "CẨU ĐẦU TRẢM", "HỔ ĐẦU TRẢM" và "LONG ĐẦU TRẢM". Thành Tiểu Tống - là tập hợp hàng trăm món ăn nhẹ truyền thống ở Khai Phong đã được lưu truyền hàng ngàn năm, bao gồm bánh Lộc Gia với vỏ mỏng và nhân lớn, súp và dầu, mềm và thơm; Có một mặt dao của gia đình Tề được biết đến như một thứ độc nhất vô nhị ở Trung Quốc; Có bánh cảo chiên vàng, cháy, giòn; Có mì lạnh Lạc Ký với hương vị nước chấm đậm đà; Cá vàng om không mang với xương giòn và thịt thối cùng súp vị umami súp êm dịu; Ngoài ra còn có khoai lang xào xay nhuyễn với hương vị độc đáo, lê đỏ đường đá, và rượu ngọt Giang Mễ với hương thơm đậm đà và êm dịu. Bọ cạp chiên, châu chấu chiên, rết rán và cá ngựa chiên của bữa tiệc côn trùng cũng đang cạnh tranh bày bán, và là một xu hướng "đồ ăn nhẹ bách vị ở Tống Thành". Quý khách tiếp tục tham quan chợ đêm Khai phong
- Hoặc có thể đăng ký gói Viptour: Công viên Thanh Minh Thượng Hà Viên và show nghệ thuật Đông Kinh Mộng Hoa, là buổi biểu diễn trực tiếp dưới nước quy mô lớn do người lập kế hoạch trực tiếp Mai Soái Viên tạo ra, đạo diễn trực tiếp nổi tiếng Trương Nhân Thắng chỉ đạo và được sản xuất bởi Công viên Thanh Minh Thượng Hà ở Khai Phong. Buổi biểu diễn "Song Dynasty Tokyo Dream" kéo dài 70 phút và có sự tham gia của hơn 700 diễn viên. Đây là một kiệt tác biểu diễn trực tiếp ở Trung Quốc.
- Chợ đêm Khai Phong - đây là khu chợ có lịch sử lâu đời, quy tụ những gian hàng với các món ăn đặc sản của Trung Quốc như bánh mì ngũ vị, bánh hấp và nhiều món khác. Các gian hàng ẩm thực ở chợ rất đa dạng và hấp dẫn, nhiều gian hàng cho phép du khách thoải mái lựa chọn.
+ Buổi tối, Quý khách dùng bữa tại nhà hàng địa phương và nhận phòng khách sạn, nghỉ đêm tại Khai Phong hoặc tự do khám phá thành phố về đêm.
Lạc Dương luôn xác định du lịch là một trong những yếu tố góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để phát huy hiệu quả ngành công nghiệp không khói này, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/HU (Nghị quyết 07) về “Phát triển du lịch trên địa bàn Lạc Dương giai đoạn 2017 - 2020”, với mục tiêu xây dựng Lạc Dương thành một điểm đến hấp dẫn.
Mở rộng nhiều loại hình du lịch có lợi thế
Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 07, ngành du lịch, dịch vụ của huyện được quan tâm đúng mức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nền tảng để phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp nhiều hơn trong cơ cấu kinh tế huyện Lạc Dương trong giai đoạn mới.
Xác định du lịch canh nông, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch trải nghiệm và du lịch cộng đồng là sản phẩm du lịch mới, có tính cạnh tranh cao, có nét đặc trưng khác biệt mang thương hiệu của huyện; do đó, Lạc Dương đã gắn việc mở rộng nhiều loại hình du lịch lợi thế, đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các loại hình kinh tế, từ đó phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương.
Nếu như trước đây, du khách đến địa phương chỉ biết đến du lịch văn hóa và dã ngoại, thì hiện nay các cơ sở du lịch trên địa bàn huyện đã chủ động liên kết tour, tuyến và cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ kèm theo để đáp ứng nhu cầu của du khách. Du khách có thể tham quan, dã ngoại, ăn uống, giao lưu văn hóa cồng chiêng tại Khu Du lịch LangBiang và làng Cù Lần; dã ngoại, nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch Ma Rừng Lữ Quán hay Thung lũng Vàng; du lịch sinh thái và giáo dục môi trường rừng, giao lưu văn hóa cồng chiêng tại Khu Du lịch Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà. Ngoài ra, du khách cũng có thể dần dà được khám phá loại hình du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa ở thôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais thông qua việc phục dựng lễ cưới của người Lạch; mua dâu tây sạch ở xã Đạ Sar, Đạ Nhim; thưởng thức cà phê Arabica Langbiang (K’Ho Coffee); mua sắm sản phẩm thổ cẩm tại tổ dân phố B’Nơr C...
Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch, tạo ra sản phẩm du lịch canh nông bước đầu đã phát huy hiệu quả với các sản phẩm của địa phương được du khách ưa chuộng, đặc biệt là dâu tây, các sản phẩm rau hoa, củ, quả được sản xuất trong môi trường ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, huyện Lạc Dương đã được UBND tỉnh công nhận 2 điểm du lịch canh nông đó là Kiến Huy, Rừng hoa Bạch Cúc. Những đơn vị này tiếp tục tái tạo lại vườn, đưa nhiều giống cây trồng mới vào phục vụ nhu cầu thưởng thức của du khách.
Ông Cao Anh Tú, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lạc Dương cho biết, trong thời gian qua, công tác quy hoạch các khu du lịch, điểm du lịch được tiến hành kịp thời, nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của huyện nhưng vẫn đảm bảo cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bản sắc văn hóa dân tộc. Du khách đến với Lạc Dương ngày càng nhiều, đòi hỏi chính quyền địa phương phải cụ thể hóa việc hình thành sản phẩm phù hợp với tiềm năng và có định hướng phát triển du lịch lâu dài, bền vững. Qua đó, huyện đã và đang xây dựng và phát triển 2 mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais và tại khu dân cư mới xã Đạ Nhim; củng cố hoạt động của các đội nhóm cồng chiêng trở thành sản phẩm đặc thù của địa phương. Đồng thời, đưa vào khai thác các điểm du lịch mạo hiểm, tạo ra một không gian du lịch đa dạng để du khách gần xa lựa chọn.
Để môi trường du lịch phát triển bền vững
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã định hướng, có chủ trương đúng đắn để phát triển du lịch. Môi trường du lịch được cải thiện, công tác quản lý nhà nước được tăng cường. Các loại hình dịch vụ bổ trợ có bước phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu dịch vụ, thông tin, trải nghiệm của du khách. Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 07, Lạc Dương đã thu hút được gần 5 triệu lượt khách với tổng doanh thu đạt 386,4 tỷ đồng. Trung bình số lượt khách tăng bình quân 11,4%/năm, doanh thu tăng bình quân 13,7%/năm.
Tuy nhiên, du lịch Lạc Dương vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa thu hút được khách du lịch lưu trú và sử dụng các dịch vụ vì nằm ở vùng phụ cận Đà Lạt. Lạc Dương đã có những giải pháp để phát triển du lịch hơn nữa như: Ngoài những địa điểm du lịch nổi tiếng đã và đang được khai thác, huyện hiện còn có 14 dự án phát triển du lịch và dịch vụ du lịch với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 1.300 tỷ đồng, nhiều dự án đã bắt tay vào khởi động với số vốn triển khai đến nay khoảng trên 216 tỷ đồng.
Khuyến khích đầu tư xây dựng các khu, điểm vui chơi giải trí, các loại hình hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, hấp dẫn để thu hút và giữ chân du khách. Cùng đó, hầu hết các khu du lịch đang hoạt động trên địa bàn huyện đều có dịch vụ lưu trú. Mặt khác, những năm qua huyện đã phát triển mới được 7 cơ sở lưu trú với công suất 153 phòng, nâng tổng số cơ sở lưu trú hiện có 12 cơ sở, với tổng số 235 phòng đạt chuẩn xếp hạng, so với kế hoạch đề ra là 10 cơ sở lưu trú, 170 phòng.
Đẩy mạnh liên kết với các huyện, tỉnh trong khu vực và trên cả nước, nhằm khai thác triệt để tuyến du lịch Tây Nguyên, hình thành các tour, tuyến du lịch chung như: Lạc Dương - Đà Nẵng, Lạc Dương - Nha Trang, Lạc Dương - Bình Thuận, Lạc Dương - Vũng Tàu, nhằm kết hợp đan xen giữa du lịch vùng núi cao nguyên và du lịch vùng biển... Đồng thời, khai thác thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và mở rộng khách châu Âu...
Ông Cil Póh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết, huyện Lạc Dương xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, vì vậy trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã định hướng, có chủ trương đúng đắn để phát triển du lịch. Các loại hình du lịch trên địa bàn gắn với không gian văn hóa cồng chiêng, Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Lang Biang, Di tích Quốc gia núi Lang Biang, hồ Đan Kia - Suối Vàng... đã và đang được khai thác phục vụ du lịch rất hiệu quả. Mạng lưới các cơ sở du lịch được mở rộng; cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư nâng cấp, sản phẩm du lịch ngày một đa dạng, chất lượng phục vụ ngày càng cao. Môi trường du lịch được cải thiện, công tác quản lý nhà nước được tăng cường. Các loại hình dịch vụ bổ trợ có bước phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu dịch vụ, thông tin, trải nghiệm của du khách. Qua đó, đến hết năm 2020, phấn đấu đạt con số thu hút hơn 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 450 nghìn lượt, tổng doanh thu đạt trên 620 tỷ đồng./.
Vị trí huyện Lạc Dương trên bản đồ Việt Nam
Lạc Dương là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
Huyện Lạc Dương nằm ở phía đông bắc tỉnh Lâm Đồng, có vị trí địa lý:
Huyện được xem là nóc nhà của Lâm Đồng và Tây Nguyên, với độ cao trung bình 1.700 m, cao nhất trong các huyện thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên. Huyện Lạc Dương nằm trên cao nguyên Lâm Viên, tại hai ngã ba ranh giới giữa Lâm Đồng với Đắk Lắk và Khánh Hòa, với Khánh Hòa và Ninh Thuận. Huyện là nơi đầu nguồn của dòng sông Đa Nhim, chảy theo hướng Nam sang thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương. Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao trên 2.000m, như: núi Bidoup (2.287m), núi Langbiang (2.167m), núi Chư Yen Du (2.075m).
Huyện Lạc Dương có tiềm năng về phát triển du lịch ở khu vực núi Langbiang và hồ Đan Kia - Suối Vàng, khu du lịch văn hóa lễ hội cũng như một số danh lam thắng cảnh khác hầu hết các xã. Huyện có 88-89% diện tích là rừng đầu nguồn, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước cho các công trình thủy điện trên địa bàn.
Lạc Dương là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp, có 3 dạng địa hình chính: núi cao, đồi thấp đến trung bình, thung lũng.
Dạng địa hình núi cao: là khu vực có độ dốc lớn (trên 200), có độ cao 1.500 – 2.200m so với mặt nước biển. Hầu hết diện tích ở dạng này là rừng đầu nguồn, có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Đa Nhim, nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Dạng địa hình đồi thấp đến trung bình: Là dãy đồi hoặc núi ít dốc (<200m), có độ cao trung bình 1.000m với đất bazan nâu đỏ, chiếm 10–12% tổng diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía Nam, Tây Bắc. Khả năng sử dụng tuỳ thuộc vào độ dốc, tầng dày, khí hậu và điều kiện tưới mà có thể trồng cây lâu năm (cà phê, chè, cây ăn quả,...), ở những khu vực ít dốc có thể trồng hoa màu và cây công nghiệp hàng năm.
Dạng địa hình thung lũng: Chiếm khoảng 3% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ven các sông, suối lớn. Độ cao phổ biến từ 3–80 m hầu hết diện tích thuộc dạng địa hình này là các loại đất phù sa, nguồn nước mặt khá dồi dào, khá thích hợp với phát triển lúa nước và các loại hoa màu ngắn ngày.
Lạc Dương nằm trong vùng khí hậu ôn đới, độ cao so với mặt nước biển từ 1.500 – 1.600m. Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 18 – 22°C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,4°C, tháng năm có nhiệt độ trung bình cao nhất 19,7°C, nhiệt độ ổn định qua các mùa trong năm. Biên độ dao động giữa ngày và đêm lớn 9°C.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 113.911,68 ha, được chia ra các loại sau: Rừng phòng hộ: 52.834,26 ha và rừng đặc dụng: 61.077,42 ha.
Tổng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng là 72.869,7 ha. Trong đó, giao cho các hộ dân là 65.408 ha; cho các đơn vị nhận giao khoán là 7.389,59 ha; cho 7 tổ chức kinh tế nhận giao khoán quản lý bảo vệ kết hợp với kinh doanh dưới tán rừng là 1.700 ha.
Huyện Lạc Dương có 6 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Lạc Dương (huyện lỵ) và 5 xã: Đạ Chais, Đạ Nhim, Đạ Sar, Đưng KNớ, Lát.
Ngày 14 tháng 3 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 116-CP[1]. Theo đó, thành lập huyện Lạc Dương trên cơ sở tách 3 xã: Đạ Long, Đạ M'rông, Đạ Tông thuộc huyện Đức Trọng; xã Kil Pla Gnol thuộc huyện Đơn Dương và xã Lát thuộc thành phố Đà Lạt.
Khi mới thành lập, huyện bao gồm thị trấn Lạc Dương (huyện lỵ) và 5 xã: Đạ Long, Đạ M'rông, Đạ Tông, Kil Pla Gnol, Lát.
Ngày 28 tháng 3 năm 1983, chia xã Kil Pla Gnol thành 2 xã: Đạ Chais và Đạ Sar.[4]
Ngày 24 tháng 8 năm 1999, chia xã Đạ Long thành 2 xã: Đạ Long và Đưng Knớ.[5]
Cuối năm 2003, huyện Lạc Dương bao gồm thị trấn Lạc Dương và 7 xã: Đạ Chais, Đạ Long, Đạ M'rông, Đạ Sar, Đạ Tông, Đưng Knớ, Lát.
Ngày 17 tháng 11 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 189/2004/NĐ-CP[6] về việc:
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, điều chỉnh 3.461,4 ha diện tích tự nhiên và 2.704 người của xã Lát về thị trấn Lạc Dương quản lý.[7]
Huyện Lạc Dương có 1 thị trấn và 5 xã như hiện nay.
Hệ thống điện lưới tại địa phương: 06/06 xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia; 31/33 thôn, khu phố đã có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất (thôn Đơng K’Si, xã Đa Chais và thôn Păng Tiêng, xã Lát chưa có điện).
Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển mạnh với hệ thống các bưu cục, tổng đài đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của địa phương.
Toàn huyện có 1 bưu điện trung tâm, các xã đều có bưu điện xã, bình quân 76 người/máy điện thoại, đã hoàn thành việc cáp quang hóa. Dự kiến trong thời gian tới các xã đều có một bưu cục đa dịch vụ.
Toàn huyện có 1 bưu điện trung tâm, các xã đều có bưu điện xã, bình quân 76 người/máy điện thoại, đã hoàn thành việc cáp quang hóa. Dự kiến trong thời gian tới các xã đều có một bưu cục đa dịch vụ.
Đến nay, tất cả các xã đều có trạm y tế, công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Các chương trình quốc gia về y tế được triển khai có hiệu quả.
Huyện Lạc Dương có diện tích tự nhiên 1.313,94 km² và dân cư 35.635 người với tổng cộng cấp xỉ 5.900 hộ[8].
Cơ cấu dân số: Các dân tộc thiểu số đang sống trên địa bàn huyện: Cơ Ho (Cơ Ho - Cil, Cơ Ho - Lạch), Chu Ru, Thái, Ê Đê, Nùng, Tày, Hoa, Chăm. Với tổng số hộ: 4.244 hộ và trên 18.992 nhân khẩu (số liệu tháng 11/2015), cư trú trên 33 thôn, khu phố của huyện. Ngành nghề chủ yếu của các dân tộc trên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp: trồng lúa và rau màu, cà phê; ngoài ra còn làm rượu cần, dệt thổ cẩm, dịch vụ văn hóa cồng chiêng.
Huyện Lạc Dương có diện tích tự nhiên 1.313,94 km² và dân số tính đến ngày 31/12/2022 là 35.635 người.[2].
Hiện nay, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng đang từng bước được quan tâm đầu tư. Khi Tỉnh lộ 722, 723 hoàn thiện, đưa vào sử dụng mở ra nhiều triển vọng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện và đặc biệt là ngành du lịch. Bên cạnh một số dự án đang được đầu tư cũng như có chủ trương thỏa thuận đầu tư tiến hành triển khai với quy mô đầu tư lớn vẫn còn các điểm tiềm năng cần được đầu tư, khai thác có hiệu quả, nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của nhân dân và đóng góp vào nguồn thu ngân sách huyện nhà.
Các địa điểm có tiềm năng khai thác phục vụ du lịch trên địa bàn huyện:
Huyện có các tỉnh lộ 722, 723 đang được xây dựng.
Tỉnh lộ 722 đoạn chạy qua Lạc Dương dài 78 km, là một phần của con đường Trường Sơn Đông, đây là tuyến đường quan trọng nối Đà Lạt – Lạc Dương – Đắk Lắk.
Tỉnh lộ 723: Tổng chiều dài 39,4 km là trục nối giữa 2 điểm du lịch Nha Trang – Đà Lạt, hiện đang được trải nhựa.
Huyện lộ: có 3 tuyến chính: Xã Lát – Đưng K’Nớ; TT. Lạc Dương – Đa Sar; Cầu Phước Thành – KDL. Langbiang với tổng chiều dài đường trải nhựa là 25,5 km.
Đường nông thôn: bao gồm đường liên thôn và đường trong các khu dân cư, lòng đường hẹp, lầy lội vào mùa mưa.
Các loại phương tiện di chuyển hiện nay ở địa phương: chủ yếu là xe máy, xe tải.