Bạn muốn tìm hiểu về các cửa khẩu Việt Nam – Lào? Bạn thắc mắc danh sách các cửa khẩu giữa Việt Nam – Lào bao gồm những cửa khẩu nào? Hay bạn muốn vận chuyển hàng qua cửa khẩu Việt Nam – Lào. Cùng Phước An Logistics tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Bạn muốn tìm hiểu về các cửa khẩu Việt Nam – Lào? Bạn thắc mắc danh sách các cửa khẩu giữa Việt Nam – Lào bao gồm những cửa khẩu nào? Hay bạn muốn vận chuyển hàng qua cửa khẩu Việt Nam – Lào. Cùng Phước An Logistics tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Các cặp cửa khẩu được hai Bên xác nhận đã mở trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào gồm có: 8 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính và 18 cửa khẩu phụ.
Hiện nay danh sách cửa khẩu Việt Nam Lào gồm có:
[1] Danh sách cửa khẩu quốc tế:
Tên cửa khẩu Việt Nam (tên tỉnh)
Tên cửa khẩu Việt Nam (tên tỉnh)
Tên cửa khẩu Việt Nam (tên tỉnh)
Cửa khẩu Chiềng Khương là cửa khẩu tọa lạc trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La tương ứng với cửa khẩu Bản Đán thuộc tỉnh Hủa Phăn, Lào.
Cửa khẩu Lóng Sập là cửa khẩu nằm trên địa bàn xã Lóng Sập, Mộc Châu, Sơn La nối với nước bạn Lào thông qua cửa khẩu Pa Hang thuộc tỉnh Hủa Phăn.
Cửa khẩu Nà Cài là cửa khẩu nằm tại vùng đất bản Nà Cài xã Chiềng On, huyện Yên Châu. Cửa khẩu Nà Cài thông thương với cửa khẩu Sop Dung (Sốp Đung) ở Ban Sop Dung huyện Xiengkhor tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), CHDCND Lào.
Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập hay cửa khẩu Pa Háng là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Pa Lá, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập là điểm cuối của quốc lộ 43.
Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập thông thương với cửa khẩu Pahang ở huyện Samtay, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Tên ghi trên bảng hiệu là Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Lóng Sập. Một số văn liệu viết là “cửa khẩu Loóng Sập”.
Cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Chiềng Khương, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Quốc lộ 4G nối từ thành phố Sơn La đến cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương và các xã ở thung lũng sông Mã trong vùng.
Cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương thông thương với cửa khẩu Ban Dan (Bản Đán) ở ban Dan, muang Et, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Theo Điều 13 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động ở khu vực cửa khẩu như sau:
Những người được ra, vào khu vực cửa khẩu:
- Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
- Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
- Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
- Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;
- Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa;
- Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
- Người đến khám chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám chữa bệnh);
- Ngoài những trường hợp quy định trên, những người ra, vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác phải được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu.
Theo Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP quy định về loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) như sau:
Theo đó, có các loại hình cửa khẩu biên giới sau:
Danh sách cửa khẩu Việt Nam Lào hiện nay gồm những cửa khẩu nào? (Hình từ Internet)
Cửa khẩu Nậm Lạnh là cửa khẩu tại vùng đất bản Cang Kéo, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cửa khẩu Nậm Lạnh cách thị trấn huyện lỵ Sốp Cộp khoảng 31 km hướng tây nam theo Đường tỉnh 105.
Cửa khẩu Nậm Lạnh thông thương với cửa khẩu Muang Peu (Mường Pợ) muang Xon, tỉnh Houaphan (Hủa Phăn), Lào.
Cửa khẩu A Đớt là cửa khẩu Quốc gia được tọa lạc trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên huế, nối với nước bạn Lào thông qua cửa khẩu Tà Vàng, tỉnh Salavan.
Cặp cửa khẩu Hồng Vân – Cô Tài được đưa vào hoạt động từ ngày 30/5/2003 nối 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Salavan của nước bạn Lào.
Cửa khẩu Bờ Y là cửa khẩu quốc tế nằm trên địa bàn xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, nối với tỉnh Attapu của Lào thông qua cửa khẩu Phu Cưa. Đây là khu kinh tế động lực và là trung tâm trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia nhằm gắn kết với hành lang kinh tế Đông – Tây của khu vực.
Trên đây là tổng hợp toàn bộ các cửa khẩu giữa Việt Nam – Lào cho các bạn quan tâm. Hy vọng với những thông tin hữu ích được cung cấp từ bài viết trên, Phước An đã một phần nào đó “gỡ rối” những thắc mắc của bạn. Nếu bạn có nhu cầu muốn Gửi hàng đi Lào hay còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể tương tác với Phước An qua Fanpage tại Vận Tải Phước An – Phước An Logistics
người quản lý nội dung số của Vận Chuyển Phước An. Với kiến thức, kinh nghiệm về chuyên ngành Logistics, tôi tự tin và mong muốn được chia sẻ nhiều hơn tới bạn những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực này.
Bạn đang tìm hiểu về các cửa khẩu Lào và Việt Nam? Bạn không biết giữa Việt Nam – Lào có bao nhiêu cặp cửa khẩu? Hãy cùng Vận chuyển Việt Lào tìm hiểu rõ hơn về các cửa khẩu giữa Việt Nam và Lào qua bài viết dưới đây nhé!
Cửa khẩu Tây Trang nằm tại địa bàn xã Na Ư, tỉnh Điện Biên thông thương với cửa khẩu Pang Hok tỉnh Phongsaly. Hiện nay, cửa khẩu Tây Trang được xem là cửa khẩu có hoạt động giao thương hàng hoá giữa Việt Nam và Lào diễn ra sôi nổi nhất.
Cách tỉnh Thanh Hoá khoảng 200km về phía Tây, cửa khẩu Na Mèo – Namsoi được chính phủ giữa hai nước Việt Nam – Lào công bố là cửa khẩu quốc tế từ năm 2004. Đây là cửa khẩu quốc tế duy nhất thuộc tỉnh Thanh Hoá diễn ra các hoạt động mua bán giữa những người dân Việt Nam nói chung và người dân Thanh Hoá nói riêng với người dân Bắc Lào.
Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn nằm tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An thông thương sang cửa khẩu Namkhan của nước Lào. Theo thống kê của Hải quan tại cửa khẩu, hằng ngày có từ 250 – 300 lượt phương tiện xuất nhập khẩu sang Lào tại cửa khẩu Nậm Cắn.
Cửa khẩu Cầu Treo thuộc tỉnh Hà Tĩnh là một trong những cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam – Lào. Bên cạnh đó, cửa khẩu Cầu Treo là thành phần chủ chốt để thành lập Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Từ cửa khẩu Cầu Treo, bạn di chuyển đến thị trấn Lak Sao tỉnh Borikhamxay khoảng 35km, cách Viêng Chăn tỉnh 350km.
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo thuộc tỉnh Quảng Trị thông thương với cửa khẩu Den savanh tỉnh Savannakhet. Cửa khẩu Lao Bảo có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thương mại, giao lưu văn hoá giữa hai nước Việt Nam – Lào. Tại đây, cơ sở hạ tầng luôn được chú trọng đầu tư và xây dựng nhằm đáp ứng được nhu cầu tăng cao của khách du lịch và trao đổi hàng hoá.
Cửa khẩu quốc tế Bờ Y nằm ngay khu vực trọng tâm biên giới giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Cửa khẩu quốc tế Bờ Y được phân chia thành nhiều khu với các chức năng khác nhau. Đây còn là một thành tố thành lập khu kinh tế quốc tế Bờ Y nằm tại tỉnh Kom Tum.
Cửa khẩu Chiềng Khương được mở vào năm 1993, là cửa khẩu quốc tế quan trọng trong giao thương mua bán hàng hoá giữa Việt Nam và Lào. Cửa khẩu Chiềng Khương nằm ngay tại tỉnh Sơn La thông thương với cửa khẩu Ban Dan tỉnh Huaphanh của Lào.