Thạc sĩ – Bác sĩ Đoàn Thị Lan tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và hiện đang công tác tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Với nền tảng chuyên môn vững chắc, bác sĩ chuyên thăm khám và điều trị các vấn đề bệnh lý phổ biến ở trẻ như:
Thạc sĩ – Bác sĩ Đoàn Thị Lan tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và hiện đang công tác tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Với nền tảng chuyên môn vững chắc, bác sĩ chuyên thăm khám và điều trị các vấn đề bệnh lý phổ biến ở trẻ như:
Từ những thông tin bên trên, chắc hẳn các bạn cũng đã nắm rõ được tỷ lệ cũng như bảng đo chuẩn cơ thể của nữ giới. Tiếp đến, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn các biện pháp để cải thiện số đo này.
Bổ sung các chất dinh dưỡng: Đây là việc đầu tiên, ngoài việc giúp có vóc dáng chuẩn, việc đủ chất còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và tránh gặp phải nguy cơ các căn bệnh nguy hiểm. Những dưỡng chất cần thiết để phát triển chiều cao nói riêng bao gồm canxi, photpho,…, các nhóm dưỡng chất phát triển xương khớp.
Tập luyện thường xuyên: Thời gian lý tưởng dành cho việc tập luyện là khoảng 1 đến 2h trong ngày (buổi sáng sớm hoặc chiều tối), không nên tập quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây tác dụng phụ. Các môn có thể thúc đẩy phát triển chiều cao phải kể đến là bơi lội, chạy bộ,…
Bơi lội giúp cải thiện chiều cao phái nữ
Ngủ nghỉ đúng giờ và đủ giấc: Bên cạnh dinh dưỡng và luyện tập, bạn cũng nên có thói quen ngủ đúng và đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh. Hãy sắp xếp để có thể ngủ trước 23h.
Sử dụng thực phẩm chức năng: Ngoài ra, phương pháp cuối cùng mà bạn có thể sử dụng đó là dùng các thực phẩm chức năng có công dụng giúp tăng chiều cao. Thực phẩm chức năng này có thể cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, thúc đẩy trao đổi chất, giúp cơ thể dẻo dai và ăn ngủ điều độ, từ đó tăng chiều cao đáng kể.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về chiều cao cân nặng chuẩn của nữ giới. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này của AiHealth, các bạn đã hiểu thêm và có những biện pháp giúp cải thiện vóc dáng của mình. Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ trực tiếp đến các bác sĩ riêng tại nhà trên ứng dụng của chúng tôi qua tổng đài 1900 6487.
"Khi tiền học phí quá cao so với thu nhập bình quân của người dân thì học phí sẽ trở thành một tiêu chí chính. Nghĩa là số sinh viên giỏi sẽ giảm xuống và số sinh viên có tiền theo học y sẽ tăng lên. Hơn nữa, học phí cao sẽ tạo ra bác sĩ túi bệnh nhân", bác sĩ Trần Văn Phúc chia sẻ.
Mới đây, như PNVN đã thông tin, Trường ĐH Y dược TPHCM công bố đề án tuyển sinh năm 2020. Theo đề án, học phí dự kiến với ngành Răng Hàm Mặt là 70 triệu đồng/năm; học phí ngành Y khoa là 68 triệu đồng/năm; Kỹ thuật phục hình răng là 55 triệu đồng/năm; các ngành còn lại dao động từ 30-50 triệu đồng/năm, cao gấp 4-5 lần so với năm 2019. Hơn nữa, mức học phí năm học sau tăng 10% năm học trước. Như vậy, để một sinh viên có được tấm bằng bác sĩ đa khoa 6 năm sẽ phải đóng gần 525 triệu tiền học phí. Cũng vì thế, nhiều học sinh dù là xuất sắc thì cũng sẽ phải từ bỏ ước mơ làm bác sĩ, bởi mức học phí quá cao. Điều này, sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường.
PNVN giới thiệu bài viết của bác sĩ Trần Văn Phúc (BV Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) để bạn đọc có góc nhìn đa chiều.
Bác sĩ Trần Văn Phúc (BV Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội)
Học 15 năm mới có thể hành nghề y
Tại Mỹ, nơi có 151 trường đại học y khoa đắt đỏ nhất thế giới, nhưng đến nay đã có 4 trường tuyên bố miễn học phí, để góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt bác sĩ đang ngày càng trầm trọng. Tại sao lại như vậy.
Ở Mỹ, để trở thành một bác sĩ hệ nội khám bệnh bằng ống nghe và điều trị bằng kê đơn thuốc, cần phải học 4 năm lấy bằng cử nhân. Sau đó, học thêm 4 năm lấy bằng bác sĩ, học tiếp 3 năm nội trú bệnh viện (BV). Tổng thời gian học là 11 năm.
Với bác sĩ phẫu thuật lồng ngực: Sinh viên phải học 4 năm cử nhân, 4 năm bác sĩ, 5 năm nội trú phẫu thật tổng quát và 2 năm nội trú phẫu thuật lồng ngực. Tổng cộng là 15 năm.
Với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, sinh viên phải học 4 năm cử nhân, 4 năm bác sĩ, 5 năm nội trú chẩn đoán hình ảnh tổng quát và 2 năm chẩn đoán hình ảnh chuyên khoa. Tổng là 15 năm.
Mô hình học từ 11 đến 15 năm phổ biến ở tất cả các nước phương Tây, một số quốc gia châu Á và Đông Nam Á cũng áp dụng mô hình này.
Tại Việt Nam, ngành y đào tạo theo cách khác.
Giai đoạn 1: Để trở thành bác sĩ được phép độc lập khám chữa bệnh ở mức thấp nhất, cần học 6 năm lấy bằng bác sĩ đa khoa. Học thêm 1 năm lấy chứng chỉ chuyên khoa định hướng, sau đó thêm 1,5 năm đào tạo thực hành lấy chứng chỉ hành nghề. Tổng thời gian là 8,5 năm.
Giai đoạn 2: Để trở thành bác sĩ có chuyên môn phù hợp, cần phải học tiếp Chuyên khoa cấp I mất 2 năm. Một loại hình đào tạo tương đương dành cho những người xuất sắc hơn, là học nội trú hoặc cao học. Sau tốt nghiệp có bằng thạc sĩ, thời gian học 3 năm, chưa kể phải ôn thi mất 1 năm mới có cơ may đỗ.
Giai đoạn 3: Để trở thành bác sĩ chuyên sâu hơn, cần phải học Chuyên khoa cấp II mất tối thiểu 2 năm, hoặc học nghiên cứu sinh 4 năm lấy bằng tiến sĩ.
Như vậy thời gian học y ở Việt Nam là 12,5 năm đến 15,5 năm.
Cũng vì thế, tuổi bác sĩ bắt đầu tính từ con số 30!
Ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, tuổi bác sĩ bắt đầu từ con số 30. Tức là phải sau 30 tuổi bác sĩ mới có thể làm việc độc lập. Đó là con số tối thiểu gắn với điều kiện sau khi tốt nghiệp phổ thông phải học đại học ngay. Quá trình học y khoa diễn ra suôn sẻ nhất, được học liên tục mà không bị gián đoạn ngày nào.
Sinh viên trường y phải dành nhiều thời gian cho học tập
Theo ước tính của Hiệp hội các trường Đại học Y khoa Hoa Kỳ (AAMC), học phí trung bình cho 4 năm học lấy bằng cử nhân y khoa là 207.866 USD. Trường Y của Đại học New York số tiền nộp học phí 4 năm là 220.000 USD. Các trường công lập ở Mỹ dao động từ 200.000 – 240.000 USD.
Thu nhập của một gia đình Mỹ khoảng 50.000 USD nên không thể đóng học phí.
Không có tiền, sinh viên y ở Mỹ chỉ còn cách là đi vay. Phần lớn sinh viên vay các ngân hàng thương mại với lãi suất lên tới 10% mỗi năm. Theo thống kê của AAMC, trong năm 2017 có khoảng 75% sinh viên y khoa nợ ngân hàng. Số tiền nợ trung bình sau 4 năm lấy bằng cử nhân vào khoảng 195.000 USD. Công bố mới nhất của Forbes, trong số bác sĩ nhận bằng tốt nghiệp từ năm 1995 đến nay vẫn còn 50% đang nợ ngân hàng khoản tiền đóng học phí.
Trong khi đó, theo số liệu từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, một sinh viên theo học ngành nghề khác tốt nghiệp 4 năm cử nhân, đi làm lương khởi điểm mỗi tuần tính trung bình vào khoảng 1.263 USD, mỗi năm thu nhập 65.676 USD.
Như vậy, tính theo cách đơn giản nhất, thì sinh viên y khoa phải học dài hơn 4 năm mới có bằng bác sĩ. Họ sẽ mất cơ hội kiếm 4x65.676 = 262.704 USD so với bạn bè không học y. Chưa kể số tiền học phí phải đóng thêm trong 4 năm ấy, theo ước tính của AAMC là 200.000 USD.
Đó là chưa kể 3-7 năm học nội trú.
Nếu tính giờ học thực tế, sinh viên y khoa phải học 80 giờ mỗi tuần và một năm học 48 tuần; bác sĩ nội trú học 80 giờ mỗi tuần và một năm học 50 tuần; nghĩa là công sức tính theo giờ sẽ gấp hơn 2 lần so với lao động thông thường là 40 giờ mỗi tuần. Giả sử số tiền làm việc tương đương với lao động phổ thông, con số làm tròn khoảng 30 USD/giờ theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, thì cơ hội kiếm tiền của sinh viên y khoa đã bị mất đi do thời gian dành cho học tập là 1.761.600 USD.
Bù lại, sinh viên y khoa phải chọn chuyên ngành kiếm được nhiều tiền!
Số liệu thống kê năm 2019 trên Medscape, ở Mỹ trung bình nam bác sĩ kiếm được 372.000 USD và nữ bác sĩ kiếm được 280.000 USD mỗi năm.
Có sự khác biệt rất lớn giữa các chuyên ngành. Ví dụ, bác sĩ nhi khoa thu nhập trung bình 210.678 USD mỗi năm. Trong khi, bác sĩ phẫu thuật lồng ngực lại kiếm được số tiền 762.846 USD.
Học y phải mất hơn một thập kỉ học tập với cường độ học gấp đôi các trường khác, cùng với những món nợ ngân hàng từ thời kì sinh viên, cơ hội kiếm tiền như bạn bè cùng trang lứa bị mất đi trong từng ấy năm học. Đó là lí do để sinh viên y có xu hướng chỉ chọn những chuyên ngành kiếm được nhiều tiền. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu và bác sĩ ở các khu vực nông thôn do thu nhập không cao, đã dần trở nên thiếu trầm trọng.
Thống kê của Chính phủ Hoa Kỳ (US goverment statatistics) ở thời điểm hiện tại, 1/3 tiểu bang có số bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu dưới 50% so với yêu cầu. AAMC dự báo đến năm 2032 nước Mỹ sẽ thiếu từ 46.900 - 121.900 bác sĩ.
Tiến sĩ Richard Olds, giám đốc điều hành của Trường Đại học y khoa Caribbean đã phải cay đắng nhận định, do tình trạng thiếu bác sĩ mà hệ thống y tế ở Mỹ giống như chữa cháy rừng. Bệnh nhân chỉ được điều trị khi họ thực sự có bệnh nặng.
Nước Mỹ đang trở thành tâm điểm của đại dịch COVID-19, với gần 2 triệu người mắc, hơn 111.000 người tử vong, khoảng 1,1 triệu bệnh nhân đang phải điều trị trong đó có 17.000 bệnh nhân nặng. Vậy nhưng, số bác sĩ tuyến đầu điều trị hiện chỉ có dưới 65.000 người, cùng với 550.000 điều dưỡng chăm sóc quan trọng.
Thiếu hụt tài nguyên như máy thở và giường bệnh là vô cùng tồi tệ, nhưng thiếu hụt bác sĩ và y tá điều trị COVID-19 mới là vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bởi bác sĩ và y tá là những người quyết định sự sống chết của bệnh nhân nằm trên những chiếc giường đó. Đại dịch COVID-19 cho thấy cuộc khủng hoảng hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mỹ là sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ các chuyên gia, thiếu bác sĩ ICU, thiếu bác sĩ chuyên sâu và nhân viên bệnh viện.
Ở Mỹ không ít sản phụ phải đi đẻ nhờ!
Mattelyn Lee, một sản phụ ở Kilmarnock thuộc bang Virginia, do khoa sản ở BV Rappahannock General không có bác sĩ, Lee đã phải lái xe đi gần 130km đến Richmond xin đẻ nhờ. Một sản phụ khác không được may mắn như vậy, cô Melissa Hudnall cũng đi đẻ nhờ nhưng chưa kịp đến BV, cô sinh 1 bé gái ngay trên chiếc ô tô Chevy của mình.
Báo cáo năm 2017 của Các trường Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho thấy một nửa nước Mỹ thiếu bác sĩ sản khoa. Tình trạng thiếu hụt diễn ra ở khắp mọi nơi. Ngay cả các thành phố như Detroit, St. Louis, Dallas, Miami và Los Angeles cũng phải đối mặt với những thiếu hụt nghiêm trọng. Có tới 22 tiểu bang bao gồm Illinois, Maryland, Missouri, Washington và New Jersey hiện tại trong chế độ khủng hoảng "Báo động đỏ", số lượng bác sĩ sản không đủ để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
Học phí cao tạo ra bác sĩ "móc túi"
Theo bác sĩ Phúc, đào tạo y khoa với học phí quá cao rất có thể sẽ tạo ra những bác sĩ "móc túi". Bệnh nhân sẽ phải trả những hóa đơn thái quá, bác sĩ và người bệnh sẽ chẳng bao giờ hài lòng với nhau, chất lượng chuyên môn sẽ ngày càng giảm xuống.
Ví dụ điển hình như câu chuyện thiếu bác sĩ sản khoa ở Virginia kéo dài suốt 20 năm qua chưa có giải pháp. Trong đại dịch COVID-19, ở Mỹ đã xuất hiện những hóa đơn y tế không tưởng. Như trường hợp của anh Robert Dennis, giáo viên cấp ba tại thành phố Denver (bang Colorado) nhận hóa đơn điều trị sau khi khỏi COVID-19 với số tiền lên tới 840.386 USD, tương đương gần 20 tỉ đồng. Ở Mỹ, giá dịch vụ y tế được dựng đứng theo chiều dọc, ví như giá siêu âm ổ bụng có thể 37 USD, nhưng có cơ sở lên tới 1.816 USD.
Trên toàn thế giới, sinh viên trường y bao giờ cũng phải là những người giỏi nhất, thông minh nhất và tham vọng nhất. Đặc biệt, là tham vọng trở thành bác sĩ.
Để chọn được những sinh viên ưu tú, mỗi quốc gia sẽ có những tiêu chí tuyển chọn, với các ngưỡng cụ thể. Ở Việt Nam, ngưỡng tuyển chọn là điểm số đầu vào trong kì thi tuyển sinh, điểm số ấy luôn cao nhất so với các trường đại học khác.
Ví dụ Đại học Y Hà Nội, điểm thi đầu vào 3 môn toán - hóa - sinh gần như tuyệt đối. Năm 2017, điểm hệ bác sĩ đa khoa 29,25 điểm, nghĩa là chỉ một môn 9 điểm chắc chắn trượt.
Điều đó cũng dễ hiểu bởi không ai muốn đặt tính mạng của mình vào tay một bác sĩ dốt.
Khi tiền học phí quá cao so với thu nhập bình quân của người dân, thì học phí sẽ trở thành một tiêu chí chính. Nghĩa là số sinh viên giỏi sẽ giảm xuống và số sinh viên có tiền theo học y sẽ tăng lên.
Không khó để nhận ra, ở thời điểm hiện tại, lương khởi điểm của bác sĩ chưa đến 3,5 triệu đồng/tháng. Trong khi, sinh viên học đại học y phải đóng 7,2 triệu đồng/tháng. Đó là điều vô lí mà tôi tin rằng sẽ không ít bác sĩ theo mô hình đào tạo ấy sẽ trở thành những kẻ "móc túi" bệnh nhân.
Tôi cho rằng, bác sĩ là một công việc đặc biệt nên tuyển chọn và đào tạo y khoa cũng phải có cơ chế đặc biệt. Nếu học phí đào tạo bác sĩ quá cao, chắc chắn chất lượng sinh viên y khoa sẽ giảm, hệ quả là sẽ có nhiều bác sĩ tìm cách "móc túi" bệnh nhân.
Nước Mỹ sau nhiều năm duy trì mô hình đào tạo y khoa với học phí cao khủng khiếp, thì nay đã phải trả giá bằng tình trạng thiếu bác sĩ trầm trọng. Giá cả dịch vụ y tế ở mức không tưởng, trong khi chất lượng chuyên môn y khoa ở Mỹ không thực sự đáng tin tưởng như người Việt vẫn ám thị, các vụ kiện tụng bác sĩ ở Mỹ cũng là nỗi kinh hoàng cho bất cứ ai làm ngành y ở quốc gia này.
Trường Y của Đại học New York đã dẫn đầu phong trào miễn học phí cho sinh viên!